1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cụ Phan

CỤ PHAN HỌA THƠ CỦA MỘT TÀI NĂNG TRẺ 19 TUỔI

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Trong lịch sử Việt Nam, cụ Phan Bội Châu là người đầu tiên có ý thức chú ý đến lực lượng thanh niên. Cụ từng nói: "Nếu ai nói rằng thanh niên lạy trời, trời phải rung; thanh niên xoay đất, đất phải chuyển, cũng không phải là quá đáng vậy"...Nhưng thời đó thanh niên ta đang "ngủ mê".

Thời kỳ bị giam lỏng ở Huế, cụ có sáng tác "Bài ca chúc Tết thanh niên" trong đó có câu: "Dậy! Dậy! Dậy! Bên án một tiếng gà vừa gáy/ Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng... Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi/ Cởi lốt xưa mà tu dưỡng tinh thần..."  Trong hoàn cảnh sống bị o ép, những sáng tác kêu gọi lòng yêu nước của cụ thời kỳ này không thể công khai, dõng dạc nói thẳng ra tư tưởng của mình, mà phải chuyển hướng đề tài "nói bóng, nói gió", nhằm lách thật khéo không bị Pháp kiểm duyệt, gây khó dễ...

 Để trao đổi tâm tư, tình cảm với người trong nước, trong đó có lực lượng thanh niên, cụ Phan Sào Nam mở ra hội thơ "Mộng du thi xã". Thơ khắp nơi gửi đến rất nhiều. Có bài viết bằng chữ Hán, có bài bằng chữ Nôm, và có bài viết bằng chữ quốc ngữ...

... Vào khoảng năm 1930-1931, cụ nhận được ba bài theo thể Đường luật có tiêu đề là: "Thức khuya", "Chùa hoang", và "Gái ở chùa", của một tác giả trẻ tuổi có bút danh là Phong Trần; cả ba bài thơ cụ Phan đều rất thích, nên cụ đã họa vận và cho đăng cả ba bài xướng và họa lên mặt báo. Xin dẫn riêng bài "Thức khuya" để cùng thưởng thức.

- Bài xướng của Phong Trần:

"Non sông bốn mặt ngủ mơ màng,

Thức chỉ mình ta dạ chẳng an,

Bóng nguyệt leo song dờ dẫm gối

Gió thu lọt cửa cọ mài chăn,

Khóc giùm thân thế hoa rơi lệ,

Buồn giúp công danh dế dạo đàn,

Trỗi dậy nôm na vài điệu cũ,

Năm canh tâm sự vẫn chưa tàn"

- Bài họa của cụ Phan:

 "Chợ lợi trường danh tí chẳng màng

Sao ăn không ngọt, ngủ không an?

Trăm năm ngán đó tuồng dâu bể,

Muôn họ nhờ ai bạn chiếu chăn?

Cửa sấm gớm ghê người đánh trống

Tai trâu mỏi mệt khách đưa đàn,

Lông sen đằng đẵng tơ sen vướng,

Mưa gió bao phen gộc chẳng tàn!"

Họa xong, cụ Phan viết cảm tưởng của mình như sau: "Từ ngày về nước đến nay được xem nhiều văn thơ quốc âm, song chưa gặp bài nào hay đến thế. Hồng Nam nhạn Bắc, ước ao có ngày gặp để bắt tay nhau cười to một tiếng, ấy là thỏa hồn thơ đó"..

Vô cùng cảm kích, tác giả bài thơ là Phong Trần viết thư gửi cụ Phan, được cụ phúc đáp. Một bên tuổi già đã 64, bên kia tuổi đời mới 19, đôi bên còn thư từ trao đổi nhiều lần. Bút danh Phong Trần bắt đầu nổi tiếng, được giới văn thơ, trí thức biết đến, phục tài ca ngợi....

Trao đổi thư từ với cụ Phan đã "lớn mật", chàng thanh niên trai trẻ Phong Trần còn "to gan" dám từ Quy Nhơn ra Huế thăm "ông già Bến Ngự". Kết quả chàng bị Sở mật thám gọi lên mấy lần.... Phong Trần chính là nhà thơ Hàn Mặc Tử.

Các tin khác