1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đôi chuyện về con mèo

NĂM MÃO NÓI ÐÔI CHUYỆN VỀ CON MÈO

TRẦN HOÀNG

Từ thuở ấu thơ, các cậu bé, cô bé ở các làng quê, không mấy em là không biết đến bài ca dao quen thuộc sau:

Con mèo mà trèo cây cau,

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa,

Mua mắm, mua muối giỗ cha con mèo.

Mèo là con vật được nuôi trong nhiều gia đình ở nông thôn và cả ở thành thị nữa. Nó gần gũi, thân quen với con người, nhất là đối với trẻ em và những người già cả. Nhưng hiểu về nguồn gốc, về tập tính, về cái hay, cái dở của nó… thì không phải ai cũng rành rọt, cũng biết một cách thấu đáo.

1. Các nhà khoa học tự nhiên xếp mèo vào… "họ mèo" (Felidao)! Cùng "họ" với nó, ở Việt Nam còn có các loài: hổ, báo hoa mai, báo gấm. "Họ mèo" thuộc loại thú ăn thịt. Nơi sinh sống chủ yếu của chúng là rừng rậm, núi cao, là thảo nguyên mênh mông. Được con người thuần dưỡng, cũng như nhiều con vật khác (trâu, bò, ngựa, chó, voi, gà, vịt…) từ nơi hoang dã, con mèo về sống với gia đình các dân tộc nơi bản làng, thôn xóm. Theo tài liệu khoa học, Ai Cập được xem là một trong những trung tâm thuần dưỡng mèo sớm nhất trên trái đất. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy trong một số ngôi mộ cổ (có niên đại khoảng 6000 năm trước Công nguyên) ở đất nước này "xác mèo được ướp cùng với xác một số động vật khác và xác vua chúa". Hẳn là vì vậy mà ở cổ Ai Cập, mèo rất được sùng bái, được coi như thần giữ kho thóc cho con người. Vào thời đó, gia đình nào có mèo chết thì gia chủ phải cạo lông mày để tang. Còn ai giết mèo thì có thể phải lĩnh án tử hình! (1)

Ở nước Anh, con mèo cũng rất được mọi người quý mến. Các thiếu nữ thủ đô Luân Đôn rất thích mèo, đi đâu cũng ôm mèo đi theo. Vào thế kỷ thứ X, trong hình luật xứ Gan có ghi: Nếu ai giết (hoặc ăn cắp) một con mèo của người khác thì bị tòa phạt phải bồi thường một con cừu…

2. Mèo là con vật giỏi việc săn bắt chuột nhờ nó có các giác quan rất tốt. Mắt mèo đại tinh; con ngươi của mắt có thể co giãn tùy theo ánh sáng. Nhờ vậy mà trong đêm tối, mèo có thể nhìn rõ mọi vật. Tai mèo rất thính, giúp nó nhận ra tiếng chân chạy của một con chuột nhắt cách xa 14 mét. Thêm vào đó, râu mèo cũng là cơ quan xúc giác vô cùng ích dụng. Đang ngủ lơ mơ, chỉ cần một cái đụng nhẹ vào râu là mèo có thể bừng dậy ngay. Bị cắt hết râu, mèo sẽ mất đi sự tinh nhạy vốn có của nó. Mắt tinh, mũi thính, mèo lại có móng vuốt rất sắc, có lớp đệm ở bốn chân rất dày … Ca dao xưa có bài miêu tả con mèo khá hay :

Con mèo, con mẻo, con meo

Ai dạy mày trèo, mày chẳng dạy tao ?

Mắt mi xanh sáng như sao

Móng mi bén ngót, tiếng ngao dậy trời.

Tất cả các cái đó giúp cho mèo rất dễ dàng trong việc săn bắt chuột. Với tài leo trèo, với bước chân êm ái, nhẹ nhàng, mèo có thể đi khắp nơi, khắp chốn, từ trong nhà ra đến sân vườn, bất kể đó là gác cao - hay rãnh sâu để săn mồi. Nó thường lặng lẽ thu mình trong bóng tối, nơi gầm giường, gầm phản, hoặc góc nhà, xó bếp… và kiên trì rình bắt chuột không biết mệt mỏi.

Con mèo, con mẻo, con meo

Vồ con chuột nhắt nhảy leo xà nhà.

Người ta đã tính rằng, những năm nhiều chuột, một con mèo có thể ăn đến 20 con chuột nhắt mỗi ngày. Những năm ít chuột, nó cũng giúp con người tiêu diệt đến hơn 3600 con vật phá hoại mùa màng mà ai cũng ghét. Ngoài ra, mèo còn bắt cả gián, châu chấu và một vài loài rắn độc nhỏ nữa.

Con mèo quả là con vật ích dụng. Hơn nữa nó lại rất sạch sẽ. Khi đi "vệ sinh" xong, bao giờ mèo cũng cào đất, tro hoặc rơm rác lấp phân lại. Nó có thể bỏ ra nhiều thời gian để ngồi liếm lông, "chải tóc" cho mượt mà. Chính vì những lẽ trên mà con mèo được con người yêu quý. Trẻ em thích đùa giỡn với mèo. Các bà già tuổi cao, sức yếu, lúc cô đơn cũng thường muốn có con mèo làm bè bạn. Không ít gia đình khi chuyển nhà, dời nhà từ xóm này qua thôn khác, quên mang theo con mèo, thì chỉ ít ngày sau nó cũng tìm về được với chủ nó ở nơi cư trú mới của gia đình. Tuy nhiên, con mèo có điểm yếu là kém chịu rét. Vì vậy nó hay quanh quẩn bên bếp lửa hay rúc vào chăn ngủ với người mỗi mùa Đông, tháng giá, thích sưởi nắng mỗi buổi sớm mai.

3. Ở nước ta con mèo cũng đã làm bạn với các gia đình từ lâu đời. Nó đã xuất hiện trong nhiều câu tục ngữ, ca dao, trong một số truyện kể và cả trong tranh, tượng nữa. Mèo vàng, mèo đen, mèo mướp, mèo tam thể, những tên gọi khác nhau ấy là xuất phát từ cách phân loại giống mèo căn cứ vào màu sắc của bộ lông mèo. Nhưng dù là loại mèo nào thì nó cũng là con vật có ích, giúp con người đắc lực trong việc tiêu trừ các hiểm họa do loài chuột mang đến. Hơn nữa nuôi mèo lại không tốn kém gì nhiều. Thịt mèo đen (cũng như thịt gà đen) được xem là một món ăn bổ dưỡng, một thứ thuốc chữa bệnh. Hẳn là vì thế mà không mấy gia đình, không mấy ai là không cưng chiều con mèo. Nếu nó có nhỡ ăn vụng con cá, miếng thịt thì người ta cũng chỉ đánh nhẹ nó mấy roi để răn đe nó mà thôi. Hai bữa sáng chiều, gia đình ăn cơm, con mèo được ngồi bên cạnh. Nó được con người cho ăn cơm trong một cái bát (hoặc đĩa riêng) chứ không đổ dưới nền nhà như cho chó ăn. Cơm cho mèo dù chỉ dăm ba thìa nhưng thường được rưới thêm chút nước kho cá, thịt hoặc dằm vài miếng cá nhỏ.

Yêu quý con mèo là vậy, nhưng trong văn học, nghệ thuật dân gian, nhiều trường hợp con mèo lại trở thành con vật biểu trưng của sự ranh mãnh, quỷ quái, láu lỉnh… Các chuyện "Mèo dạy hổ", "Tại sao chó mèo ghét nhau", các bài ca dao "Con mèo, con mẻo, con meo…", "Con mèo đập vỡ nồi rang…", "Con mèo mà trèo cây cau",  các câu tục ngữ, thành ngữ: "Mèo già hóa cáo", "Mèo mả, gà đồng", "Dấu như mèo giấu cứt" v.v… là những ví dụ tiêu biểu. Giáo sư Trần Quốc Vượng trong bài viết "Tản mạn chung quanh chuyện chú mèo" cho rằng: Khi nhận thức về giống mèo, người Việt Nam ta "ở trong một thế lưỡng phân".

T. H

Các tin khác