1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Giá trị ẩm thực

TẢN MẠN VỀ GIÁ TRỊ ẨM THỰC

TRỊ LIỆU CỦA MIÊU NHỤC

PHAN TẤN TÔ

Nhân dịp tiễn đưa năm cũ Canh Dần và nghinh đón năm mới Tân Mão, bên chén trà xuân, xin đàm đạo đôi điều về chuyện "mão", chi thứ tư trong thập nhị địa chi (Tí, Sửu, Dần, Mão.. Tuất, Hợi) và giá trị ẩm thực của thứ miêu nhục.

Thật ra, theo tài liệu xưa, Mão là cầm tinh của con thỏ, nhưng rồi nó được dùng để chỉ con mèo (miêu) như hiện nay ta quen dùng.

1. Về từ nguyên: Mão còn gọi là mẹo. Đó là hai âm của một chữ Hán    Mẹo là âm xưa, mão là âm ngày nay.

Mẹo được dùng phổ biến ở miền Nam, nhất là trong khẩu ngữ. Sách số Diễn cầm tam thế diễn nghĩa, do Dương Công Hầu soạn, 1952 cùng ghi từ Mẹo (Ất Mẹo, Tân Mẹo.)

Ở Đàng ngoài, giữa thế kỉ 17, âm mẹo vẫn còn dùng phổ biến. Bằng chứng trong từ điển An Nam - Bồ Đào Nha - Latin (xuất bản đại La mã 1651) của A.de.Rhodes chỉ ghi mẹo (mà không có mão). Đây là quyển từ điển tiếng Đông kinh (tức là tiếng Đàng Ngoài).

 Về mặt văn tự, thì chữ Hán để ghi âm mẹo (mão) có liên quan đến từ mẹo trong "mộng mẹo" nên nhiều người lầm tưởng rằng mộng mẹo là từ láy, nên cho rằng mẹo là một yếu tố thuần Việt không có nghĩa. Thực tế, mẹo là từ Hán Việt có nghĩa rõ ràng, như từ điển của A.de.Rhodes (bản dịch, NXB KHXH, 1991) ghi: " Mẹo : nhét vào, tra vào, mộng mẹo". (An chi, KTNN, 156, 10-1994).

Vậy, mộng mẹo là một từ ghép đẳng lập (tựa như áo quần, bàn ghế...). Từ nguyên, từ hải đều giải thích: mão là cái lỡ mộng. Mộng mẹo là cái mộng và lỗ mộng.

 Chữ mẹo (mão) là từ Việt gốc Hán về sau được dùng để ghi tên gọi của chi thứ tư trong 12 địa chi (12 con giáp). Về ngày tháng thì có mão nguyệt tức là tháng 2 âm lịch, mão thì tức giờ mão lúc 5 - 7 giờ sáng.

2. Giá trị ẩm thực của miêu nhục (thịt mèo).

- Mèo dùng làm thuốc được ghi đầy đủ trong y văn. Về mặt ẩm thực, nó là thứ thực phẩm trị liệu có tác dụng tốt. Ngày trước người ta thường kiêng thịt mèo vì cho rằng ăn thịt này sẽ gặp nhiều điềm xui. Bây giờ, đôi nơi có quán nhậu tiểu hổ, cũng có người thích .

 Một đặc điểm đáng lưu ý là thịt mèo có nhiệt năng rất cao. Ăn thịt mèo sẽ giúp duy trì thân nhiệt trong một thời gian dài. Những ai bị chứng âm thịnh dương suy, tức là người hay bị lạnh, hễ gặp mưa lạnh là dễ bị cảm nhiễm, ho hen, hễ ăn thứ gì mát lạnh là dễ bị rối loạn tiêu hóa thì dùng thịt mèo rất tốt. Người bị phong thấp khớp do thấp hàn, gặp lạnh, bệnh nặng hơn, dùng thịt này cũng phù hợp.

Phụ nữ sinh nở, nạo thai nhiều lần, khí huyết suy nhược, thường xuất hiện các chứng mỏi mệt, uể oải, đau lưng, bụng dưới và 2 bên sườn cảm thấy lạnh, mặt tái, môi nhợt, có khi hoa mắt, kinh nguyệt không điều hòa, nếu không kèm chứng cảm sốt thì dùng thịt mèo chưng với vài vị thuốc bắc như Hoài Sơn, Câu khỉ... sẽ có hiệu quả trị liệu.

Những người cao tuổi, về mùa đông nếu thỉnh thoảng dùng miêu nhục sẽ có tác dụng trợ dương khí giúp cơ thể chống lại hàn tà.

Nhưng thịt mèo có mùi hôi. Thường để khử mùi này khi làm thịt mèo nên bỏ lòng một, thêm củ năng, mía lau, gừng lát trộn vào để nấu hay chưng hấp. Thịt sẽ thơm ngon. Kinh nghiệm người Nam Bộ để khử mùi hôi thì loại bỏ trái cật.

- Dân gian còn dùng thịt mèo rừng (lí miêu nhục) để làm ẩm thực trị liệu. Giống mèo này thích ăn thịt gà, nên thường ra bìa rừng vào làng xóm bắt gà nên trước đây người ta cho là giống phá hoại.

 Thịt mèo rừng cũng có nhiệt năng rất cao, có công năng trị sốt rét, thân nhiệt thấp, thần kinh suy nhược. Nó còn có tác dụng linh hoạt đặc biệt đối với các chứng do cơ năng tạng tì suy nhược gây ra.  

Đặc biệt chứng bệnh người lạnh kinh niên kéo dài lâu ngày khó dứt, thường có liên quan tới cơ năng của tạng tì bị suy thoái. Trường hợp này, thịt mèo rừng có thể giúp phục hồi, tăng cường cơ năng của tạng tì. Do đó, dùng thịt mèo rừng làm ẩm thực trị liệu có thể chữa trị tận gốc bệnh sốt rét.

Người dân vùng nông thôn phía Tây bắc huyện Tam Thủy, tỉnh Quảng Châu, Trung Quốc có kinh nghiệm chế rượu thịt mèo rừng để phòng trị bệnh sốt rét rất hiệu nghiệm. Có 2 cách ngâm:

* Ngâm chín: thịt mèo cắt miếng nướng chín vàng, ngâm rượu, đậy kín, để chừng 1 năm đem dùng.

* Ngâm sống: thịt mèo làm sạch ngâm rượu, đậy kín để trong vòng 3 năm đem dùng.

Rượu này còn dùng cho phụ nữ. Những người sau khi sinh nếu uống rượu này sẽ phòng được chứng sản hậu và cơ thể chóng bình phục.

Về lai lịch và tác dụng của rượu thịt mèo rừng có câu chuyện kể như sau: Năm nọ ở vùng Tam Thủy, Trung Quốc xảy ra nạn dịch sốt rét. Trong 10 người có đến 7-8 người mắc bệnh. Bệnh lan nhanh. Có người tình cờ dùng rượu mèo rừng thấy hiệu quả. Tiếng đồn vang xa nhiều người đi đến tìm rượu. Nhưng bệnh đông không đủ rượu và chế ngâm cũng không kịp thời. Dân làng liền vào rừng săn mèo, đem về, để cho kịp họ dùng rượu nấu thịt mèo dùng cũng hiệu nghiệm. Nhờ đó trận dịch được dập tắt. Từ đó, hầu như nhà nào cũng thủ sẵn hủ rượu để phòng khi cần.

Bàn chuyện ẩm thực trị liệu của miêu nhục, cốt để mua vui trong buổi trà xuân. Mà thôi, chứ bây giờ động vật hoang dã đang cần được bảo vệ.

Các tin khác