1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Một gia đình nghèo hiếu học

MỘT GIA ÐÌNH NGHÈO HIẾU HỌC

VÕ VĂN DẦN

Ở thôn Mỹ Lam (xã Phú Mỹ), huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế), ai cũng thán phục các con ông Nguyễn Văn Nhìn về ý chí vượt khó vươn lên trong học tập. Trước đây, gia đình ông Nhìn thuộc diện nghèo của xã: sống bằng nghề nông và làm nón lá, đứa con út của ông bị bệnh từ khi lọt lòng mẹ. Căn nhà chỉ là một mái tôn, tường bằng phên tre, chật hẹp và thiếu thốn là hoàn cảnh mà cả gia đình ông phải trải qua trong suốt mấy chục năm trời. Tuy gia cảnh hết sức khó khăn nhưng cả 3 đứa con ông đều chăm học và học rất giỏi: từ cấp tiểu học đến THPT, các em đều đạt học sinh khá, giỏi, đều tham gia dự thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Ý thức được tầm quan trọng cảu sự học và quyết tâm thoát nghèo nên vợ chồng ông Nhìn đã "hy sinh" tất cả để cho các con được học hành toại nguyện. Khi các em bước vào cấp II, ông thu xếp công việc nhà để chở con đi học ngoại ngữ ở trung tâm Đại học sư phạm Huế vào ban đêm từ 19 giờ đến 21 giờ. Từ nhà đến nơi học khoảng 12 km, phương tiện cho bố con đi lại là một chiếc xe đạp cũ. Đường đi lúc đó là đất đỏ, toàn là ổ gà... Có những đêm đi học về, cả bố con đềuphải lội nước lụt đến thắt lưng, không ít lần bị trượt chân ngã ướt hết sách vở nhưng vì khát khao "cái chữ" nên cả bố con đều quyết tâm vượt qua, từ đứa con đầu đến đứa thứ hai, thứ ba, ông Nhìn đều thực hiện việc đưa con đi học theo đúng kế hoạch. Ông tâm sự: "ngoài việc giúp các con nâng cao trình độ ngoại ngữ, còn để tụi nó rèn luyện ý chí, chịu đựng gian khổ".

Mỗi lần các con ông đi thi đại học là mỗi lần sự lo lắng, trăn trở lại hiện rõ trên khuôn mặt ông. Cả gia đình phải cố gắng xoay xở, vay mượn tiền của bà con, làng xóm, ngân hàng để có tiền cho con nhập học.

Và giờ đây, sự nỗ lực phấn đấu của cả gia đình đã được đền đáp. Qủa đúng là "sau cơn mưa trời lại sáng"; cả ba đứa con ông đều tốt nghiệp đại học, thạc sỹ và đã có việc làm, có thu nhập ổn định.

Con đầu: Nguyễn Chí Dũng, năm 1996 đỗ một lúc 3 trường đại học: ĐHSP-Huế, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và ĐHBK thành phố Hồ Chí Minh, ra trường năm 2001 và được Tổng công ty viễn thông Điện lực tuyển dụng, cho đi thực tập tại Pháp và hiện đang công tác trong ngành này.

Con thứ hai: Nguyễn Chí Hùng, năm 1999 thi đỗ 3 trường đại học: Đại học sư phạm Huế, đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh và Đại học Mỏ Địa chất-Hà Nội. Hùng đã theo học Đại học Mỏ Địa chất-Hà Nội. Ra trường năm 2004, được Tổng công ty Dầu khí Việt Nam thu nhận, em được công ty cho tiếp tục bồi dưỡng chuyên môn, được đi thự tập quản lý công nghệ thông tin ở Ấn Độ. Hiện nay Hùng đang công tác tại nhà máy Khí Điện Đạm-Cà Mau.

Con thứ ba: Nguyễn Chí Bảo, năm 2001 thi đỗ hai trường đại học: Đại học Bách khoa Đà Nẵng và ĐHSP - Huế (khoa Hóa) . Chí Bảo chọn trường ĐHSP Huế làm nơi gửi gắm tương lai. Qúa trình học tập tại trường, Bảo đã tham dự kỳ thi Ôlympic sinh viên toàn quốc và đạt giải khuyến khích, được nhận nhiều giấy khen bằng khen của trường ĐHSP Huế và của Hội Hóa học Việt Nam. Ra trường năm 2005 xếp loại giỏi và được giữ lại công tác tại trường ĐHSP Huế, Bảo tiếp tục học Cao học và đỗ Thạc sỹ, hiện là giảng viên chính của trường, là nghiên cứu sinh đang bảo vệ luận án Tiến sĩ Hóa ở Viện Khoa học Công nghệ Hà Nội.

Với những thành tích đã đạt được, ông Nguyễn Văn Nhìn được bà con tín nhiệm cử giữ chức hội trưởng hội khuyến học Mỹ Lam, ủy viên hội khuyến học xã Phú Mỹ. Gia đình ông được công nhận là gia đình văn hóa đợt đầu tiên của xã và là gia đình hiếu học tiêu biểu cấp tỉnh năm 2007. Cá nhân ông được báo cáo điển hình tại Đại hội thi đua khuyến học tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ ba (tháng 7/2009) và được đi dự Đại hội thi đua khuyến học Toàn quốc lần thứ II (năm 2009).

Chia tay ông trong cái nắng gay gắt của những ngày hè nhưng trong lòng chúng tôi vẫn còn thoang thoảng câu nói, và cũng là phương châm hành động của vợ chồng ông Nguyễn Văn Nhìn trong suốt mấy mươi năm qua: "Để tiền của cho con không bằng để trí thức."

V.V.D

Các tin khác