1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Mùa xuân

MÙA XUÂN, MÙA CỦA LỄ HỘI

HUY THẢO

Mồng một chơi cửa, chơi nhà
Mồng hai chơi xóm, mồng ba chơi đình.

Câu ca dao trên không biết có tự bao giờ, nhưng nó đã cung cấp cho chúng ta một thông tin khá lý thú về phong tục Tết của người Việt Nam mấy ngàn năm nay. Tết, đặc biệt là Tết Nguyên đán, xưa cũng như nay, không chỉ diễn ra trong phạm vi gia đình, mà đã mở rộng thành một sinh hoạt mang tính cộng đồng cao của làng xóm, phố phường. Ngày đầu năm, sau lễ cúng Tổ tiên, chúc thọ ông bà, cha mẹ, mừng tuổi cháu con trong gia đình, gia tộc, người ta thường kéo nhau đi thăm hỏi, đi chúc tết bà con chòm xóm, láng giềng... Tục lệ ấy là một nét đẹp trong văn hoá tết, văn hoá ứng xử, văn hoá giao tiếp của dân tộc ta. Mồng một, mồng hai Tết chủ yếu là làm những công việc mang tính chất lễ nghi và thấm đượm sắc thái tình cảm ấy. Từ mồng ba Tết trở đi, những ngày nghỉ Tết còn lại được giành để du Xuân, chơi xuân...

Tháng giêng là tháng ăn chơi
Tháng hai trồng đậu, trồng khoai, trồng cà...

Nói “tháng giêng là tháng ăn chơi” là nói cho vui, cho sang trọng vậy thôi, chứ  thực ra, thuở xưa, người bình dân quanh năm “chân lấm tay bùn”, “đầu tắt, mặt tối”, “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, ngày đầu năm, tháng đầu Xuân, có “ăn chơi” chủ yếu cũng chỉ tập trung vào việc mở và tham gia các hội đình, hội đền, hội chùa... mà thôi.

“Xuân thu nhị kỳ”, gần như làng quê nào cũng có lễ, có hội; hội lớn, hội to thu hút hàng chục vạn người từ tứ phương đổ về cũng có, mà hội bé, hội nhỏ bó hẹp trong phạm vi một làng, một xóm cũng không thiếu. Xem Lịch biểu hội hè Việt Nam, chúng ta thấy, mùa xuân chính là mùa tập trung nhiều lễ hội nhất.

-Mồng bảy hội Khám, mồng tám hội Dâu,

Mồng chín đâu đâu cũng về hội Gióng

- Nhớ ngày mồng bảy tháng ba

Trở về hội Láng, trở ra hội (chùa) Thầy.

- Ai về Phú Thọ cùng ta

Nhớ về giỗ Tổ tháng ba, mồng mười.

- Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy

Vui thì vui vậy, không tầy rã La.

Những câu tục ngữ, ca dao trên cho ta biết tên và thời gian diễn ra một số lễ hội ở vùng châu thổ Bắc bộ. Riêng trên đất Thừa Thiên Huế, theo sự phân tích của nhóm tác giả Tôn Thất Bình, Trần Hoàng, Triều Nguyên trong công trình khoa học nghiên cứu về lễ hội vùng đất núi Ngự sông Hương trong số 108 lễ hội được thống kê thì Hội Xuân (từ tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch) đã có 33 lễ hội (các lễ hội còn lại được tổ chức rải rác vào các tháng khác trong năm). Dưới đây là một số lễ hội tiêu biểu được người trong huyện, ngoài tỉnh mến tiếng :

- Hội đu tiên (Phước Yên, Quảng Điền): 1-7/tháng giêng

- Hội Vật (làng Sình, Phú Mậu, Phú Vang): 10/tháng giêng

- Hội Cầu Ngư Thuận An: 10-12/tháng giêng

- Hội tế Tổ ngành rèn (Hiền Lương, Phong Điền): 18/2

- Hội tế Tổ ngành điêu khắc (Mỹ Xuyên, Phong Điền): 5/tháng giêng

Mùa Xuân và cả mùa Thu nữa là mùa của thời tiết trong lành. Nắng ấm, trời trong. Cây cối đâm chồi nẩy lộc, khai hoa. Công việc cấy cày, gặt hái cũng đã cơ bản làm xong. Nông dân, ngư dân, thợ thủ công ... các làng quê có dăm bữa, nửa tháng không quá bận rộn, tất bật với ruộng nương, đồng áng, với sông biển, đầm phá... Đây chính là thời gian để họ được nghỉ ngơi, bồi dưỡng sức lực, di dưỡng tinh thần sau những tháng ngày lao động khó nhọc. Tết Nguyên đán và hội Xuân được mở ra ở các làng quê, phường phố chính là đã đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hoá – tinh thần của quần chúng nhân dân.

Thời nào cũng vậy, người đi lễ đình, lễ chùa, trước hết là để bày tỏ lòng biết ơn Tổ tiên, biết ơn những người có công với dân, với nước, biết ơn các vị thánh thần đã phù hộ, độ trì cho cháu con có cuộc sống an lành, ấm no, hạnh phúc. Nhiều nghi lễ trang trọng, thành kính được thực hiện nơi đình chùa, am miếu vừa để tạ ơn, vừa để khấn cầu trời đất, Thần, Phật giúp cho con người giải toả và thăng hoa tâm linh. Người đi lễ để cầu phúc, cầu tài, cầu điều tốt lành cho gia đình, cho bản thân, cho quê hương, đất nước.

 Đi lễ, đi hội không chỉ có vậy. Lễ hội còn là dịp để mọi người vui chơi, ca hát, được thi tài, đấu trí, được thử sức, được bày tỏ tâm tình với nhau. Đấu vật, đấu võ, chọi gà, chọi trâu, đua ghe, ném vòng, leo cột mỡ, bắn nỏ, đánh đu, đánh cờ người, cờ thẻ, thi nấu cơm, làm bánh, hát xoan, hát ghẹo, hò bài thai, bài chòi v.v... không một hoạt động thể thao, văn nghệ, không một trò chơi nào là không thú vị, không mang tính sáng tạo, tính quần chúng, không thu hút đông đảo người tham gia. Phần lớn các hoạt động này, thực ra đều có cội nguồn từ sinh hoạt, từ công việc lao động, sản xuất của người bình dân sau luỹ tre làng, nhưng khi được đưa vào lễ hội và trở thành một trò vui của lễ hội, thì nó đã được nghệ thuật hoá, sân khấu hoá. Cái dân dã, đời thường hoà với cái thiêng liêng, thành kính trong một lễ hội đã có sức thu hút rất lớn đối với cư dân các vùng quê, từ đồng bằng đến chốn rừng xanh, núi biếc. Những lễ hội lớn như Hội Đền Hùng, Hội Chùa Hương (Bắc bộ), Hội núi Bà Đen, Hội Bà Chúa Sứ (Nam bộ), Hội Điện Hòn Chén, (Thừa Thiên Huế)... diễn ra trong nhiều ngày, với hàng chục ngàn người tham gia đã chứng minh sức thu hút rất diệu kỳ, rất lớn của lễ hội. Đến với lễ hội, người các làng quê, phường phố còn có dịp gặp gỡ, trò chuyện thân tình với nhau; gái trai có cơ hội để tìm đến nhau mà kết mối duyên lành, nên chồng nên vợ... Tình nước non, nghĩa đồng bào được vun đắp, được thắt chặt thêm một phần cũng là nhờ vậy.

Lễ hội hôm qua và hôm nay, bao giờ cũng có sức mạnh riêng, giá trị riêng của nó. Tết đến, Xuân về, được du Xuân, chơi Xuân cũng là một phần trong hạnh phúc của con người.

H.T

Các tin khác