1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Ngẫm chuyện hôm nay

NGẪM CHUYỆN HÔM NAY...

NGUYỄN KHẮC PHÊ

Trong tiến trình mở cõi về phương Nam của dân tộc, Nguyễn Hoàng có một vị trí đặc biệt. Cuốn "Tiến trình lịch sử Việt Nam" (NXB Giáo dục, bản in năm 2003), khi viết đến giai đoạn "Trịnh-Nguyễn phân tranh" đã nhiều lần nhắc đến Nguyễn Hoàng (còn gọi là Chúa Tiên hay Đoan quận công), trong đó có đoạn viết: "Lê Quý Đôn, một quan lại cao cấp của họ Trịnh, đứng trên lập trường đối địch, khi đánh giá về Nguyễn Hoàng cũng phải thừa nhận: "Đoan quận công có uy lược, xét kỹ, nghiêm minh, không ai dám lừa dối… chính sự khoan hoà, việc gì cũng thường làm ơn cho dân, phép tắc công bằng…"

Nhà văn Thái Bá Lợi qua tiểu thuyết "Minh sư", không chỉ đã giúp chúng ta hình dung nhân vật lịch sử này rõ nét hơn, mà còn gợi nghĩ đến những vấn đề của cuộc sống hôm nay. Tiểu thuyết có phụ đề ghi rõ "Chuyện Nguyễn Hoàng mở cõi", tức là chuyện gần năm trăm năm trước, từ năm 1558; vậy nhưng "Minh sư" không chỉ là chuyện ngày xưa. Hình như tác giả cũng muốn gửi ngay thông điệp ấy đến bạn đọc, nên từ trang đầu tiểu thuyết, chúng ta chứng kiến cuộc trò chuyện giữa Thành - một nhà nghiên cứu lịch sử, nguyên là cựu chiến binh từng chiến đấu trên chiến trường Quảng Đà - và chị Tư Trà, vợ một chỉ huy sư đoàn đã hy sinh trong trận chiến bi tráng tại Đồng Mông - Đá Hàm trước Tết Mậu Thân. Dõi theo hơn 400 trang sách chữ nhỏ, bên mạch chính là chuyện Nguyễn Hoàng (NH) mở cõi, thỉnh thoảng chúng ta lại được nghe Thành và chị Tư Trà tâm sự những nỗi niềm hậu chiến.

Dù vậy, Nguyễn Hoàng vẫn là nhân vật chính xuyên suốt tác phẩm, được tác giả dày công xây dựng thành điển hình có chiều kích một lãnh tụ có tài đức, có tầm nhìn xa rộng. Tác giả cũng bám sát hành trình của NH và các thuộc hạ từ khi đặt chân lên Ái Tử (1558) đến lúc ông qua đời (1613), thậm chí nhiều sự tích, tư liệu trong sử sách đã được đưa nguyên văn vào tiểu thuyết. Trong giai đoạn này, NH phải ra Thanh Hoá mấy lần triều kiến vua Lê và chúa Trịnh, nhưng hoạt động chủ yếu của ông và thuộc hạ được miêu tả trong tiểu thuyết đều diễn ra trên đất Thuận Quảng.

Thái Bá Lợi là một nhà văn cựu chiến binh từng có thành tựu về tiểu thuyết - năm 1983, tiểu thuyết "Họ cùng thời với những ai" của anh đạt Giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam; năm 2003, tiểu thuyết "Trùng tu" đạt Giải A của Uỷ ban Toàn quốc các Hội VHNT…Tôi có dịp cùng dự Trại Sáng tác tiểu thuyết với Thái Bá Lợi, được biết anh đã bỏ nhiều công sức và tâm huyết cho tác phẩm này. Chỉ riêng về đề tài, tác giả đã phải vượt những "chướng ngại" không nhỏ: trước hết đó là nguồn tư liệu thiếu thốn hoặc không chính xác vì khác với những vua chúa của những triều đại "chính danh" thường được sử sách ghi chép kỹ càng, NH ở vị thế một quan "trấn thủ" vùng đất mới khai phá, thậm chí là kẻ đào thoát khỏi vòng kiềm toả của thế lực đương quyền, nên sử liệu về ông thiếu sót và thiên lệch là điều dễ hiểu; và gần đây thôi, như tác giả đã viết ở trang cuối sách, "một thời, người ta xoá tên ông khỏi những trường học, những công trình, những con đường mà người trước đặt ra để nhớ ơn ông…"; còn nữa, vùng đất "mở cõi" lại chứa đựng rất nhiều dấu ấn của người Chiêm, quan hệ Việt-Chiêm vốn là một vấn đề "nhạy cảm"…

Có thể là chính thái độ, cách ứng xử của NH trước vấn đề "nhạy cảm" này là một "hướng" tiếp cận đề tài quan trọng của tác giả - nó là chuyện ngày xưa mà cũng là chuyện hôm nay của dân tộc và rộng ra là của cả nhân loại: vấn đề hoà hợp giữa những con người, những vùng miền khác nhau về văn hoá, chính kiến, tôn giáo. Nhân vật Thành - nhà nghiên cứu lịch sử, hoá thân của tác giả, lần theo bước chân của NH đồng thời đi theo chị Tư Trà tìm lại dấu tích của chồng, dần "ngộ" ra vấn đề hệ trọng này của dân tộc. Chị Tư Trà hoá ra còn có con với một sĩ quan "Việt Nam cộng hoà", do chồng chị đi tập kết mãi không trở về. Và "cuộc đi" của chị hết trở về quê hương, đến chiến trường xưa rồi ra Hà Nội… sau mấy chục năm đất nước thống nhất chỉ là để "tìm sự hoà hợp sau bao nhiêu chuyện nhiêu khê kia. Ngay các đứa con khác cha của chị, chị cũng không hiểu được chúng, không biết chúng có thực sự hoà hợp được với nhau không, dù bề ngoài chúng vẫn tử tế với nhau." 

Qua ngòi bút tác giả, NH vĩ đại không chỉ vì có công mở rộng đất Việt Nam mà vì ông biết tôn trọng những gốc rễ sâu xa của lịch sử, văn hoá một vùng "đất lạ" nên đã tập hợp được mọi nguồn lực đủ sức tạo dựng một "cõi" riêng, mở đầu giai đoạn hình thành Tổ quốc Việt Nam hôm nay.

Với một đề tài vừa phong phú vừa phức tạp như thời NH mở cõi, với hơn bốn trăm trang sách, tác giả thật khó làm thoả mãn bạn đọc. Dù vậy, vẫn ước chi nhà văn đừng quá thận trọng theo sát bước chân cùng các sự kiện của đoàn quân mở cõi, mà dành nhiều trang hơn cho đời sống tâm lý nhân vật NH trước những giằng xé của một con người khi phải hy sinh tình riêng, phải đối chọi với kẻ tham quyền như Trịnh Kiểm…- nói cách khác, là mạnh dạn tưởng tượng, để sáng tạo nên một thế giới nghệ thuật cho nhân vật tiểu thuyết NH tung hoành - thì có thể tác phẩm sẽ có nhiều trang hay như trong "Phần thứ năm" của tác phẩm (đoạn viết về thị nữ Ngọc Lâm, vì để cứu NH trước một trận chiến không cân sức, đã phải "vào hang cọp" đem thân mình hiến cho Lập Bạo, một tướng quân được nhà Mạc phái vào Ái Tử đánh dẹp NH) và như thế tiểu thuyết chắc sẽ có sức cuốn hút hơn nữa.  

Các tin khác