1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nhớ bà ngoại

NHỚ BÀ NGOẠI

KHÁNH PHONG

Trong cuộc đời của mỗi chúng ta, ai ai cũng có một bà ngoại hiền hậu luôn luôn thương con và yêu mến cháu. Và chúng ta, ai cũng có lòng thương yêu bà ngoại, luôn nhớ về bà ngoại với những kỉ niệm vui buồn. Nhà thơ Nguyễn Duy với bài thơ "Đò Lèn" được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn 12 đã làm xúc động nhiều giáo viên dạy văn và học trò. Bài thơ "Đò Lèn" được sáng tác năm 1983, nhân một chuyến tác giả về thăm quê hương. Nhà thơ đã hồi tưởng về một thời thơ ấu hiếu động, tinh nghịch và bà ngoại già nua, nhọc nhằn, cay cực với những chi tiết thú vị mang đậm một nỗi niềm. Nỗi niềm ấy có giá trị thức tỉnh trong mỗi con người tình yêu thương, sự quan tâm đến những người thân…

Chúng tôi cũng như các bạn, tuổi thơ quá ư hồn nhiên và tinh nghịch, với những trưa hè không ngủ, đám bạn rủ nhau tụm ba, tụm bảy, đầu trần, chân đất, nô đùa, vui chơi, phá phách đã từng làm cho hàng xóm, cho cha mẹ và cho cả bà ngoại phải phiền lòng. Đời thấy thế mà vui, vui chơi cả ngày không thấy mệt, tối về lăn ra ngủ khò chẳng biết nhà mình no đói như thế nào!

Cuộc sống cứ thế diễn ra và chúng tôi cứ thế lớn dần lên, giờ đây ngồi nghĩ lại thấy thèm những lần được theo bà, theo mẹ đi chợ. Được cho đi chợ theo bà là thích lắm bà ơi, được ăn quà vặt là những bì chè đậu ván, đậu xanh, đậu đỏ, chè môn, chè khoai, được ăn cháo, ăn bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc, rồi thêm ăn kẹo cau, kẹo kéo hoặc khúc mía đỏ… Ăn không phải để no mà để vui, vui quá đi mất, có những lúc đi mệt thì bà lại cõng. Ôi thú vị làm sao, lưng bà còng mà mình chẳng biết, bà mệt mà mình chẳng hay, thế không hiểu tại sao bà lại làm được những việc như thế. Lí do đơn giản là vì bà thương cháu.

Đến bây giờ, tôi không hiểu vì sao ai cũng thương bà ngoại, lúc còn nhỏ thấy mẹ mình cực khổ bà thường hay giấu dì và các anh con của dì chuyền cho mẹ những lon gạo gói trong bọc áo hoặc những tấm áo cũ. Bà hay cho cháu những đồng tiền lẻ để ăn cà rem hoặc kẹo kéo, bà hay cho mình ăn những phần cơm của những đứa con của dì để lại.

Bà ơi! Cuộc đời bà cũng cơ cực như con đã bắt gặp hình ảnh của bà ngoại mà nhà thơ Nguyễn Duy nhắc đến. Với địa danh An Lỗ gần nhà của bà ngoại thì đó là nơi chúng tôi cùng bà lưu dấu nhiều kỉ niệm, bà cũng đã từng đi bán nước chè xanh ở bến xe, góc chợ, cũng như từng bán những chiếc bánh lọc gói lá chuối hoặc bánh lọc trần ở dưới chân cầu, từng bán kẹo cau, mía, ổi trong những đêm ở quê có chương trình chiếu bóng màn ảnh rộng. Những lúc đó tôi được lẽo đẽo theo bà, vừa giúp bà trông hàng hoặc xách những thứ nhẹ, trong khi trông hàng thì lại được bà cho ăn vặt. Ôi giờ mà nhớ lại thì thích lắm bà ơi!

Trong những đêm trăng sáng rảnh rỗi, bọn tôi cùng bà ngồi dưới ánh trăng trước sân nhà để nghe bà kể chuyện cổ tích, nghe hát đồng dao với những bài rất hay và vui nhộn như:

"Ông trăng xuống chơi cây cau

Thì cau sẽ cho mo

Ông trăng xuống chơi học trò

Thì học trò cho bút…"

Những lúc ngồi không yên nữa thì chúng tôi lại để bà ngồi lại một mình mà đi chơi núp bắn hoặc chơi năm mười với mấy đứa bạn cùng xóm. Chơi lâu và khuya như thế mà bà ngoại vẫn ngồi chờ.

Có lần đi chơi về vừa mệt, mồ hôi nhễ nhại chúng tôi vốn lười muốn lên giường ngủ ngay nhưng bà ngoại hiền hậu múc nước giếng tắm cho chúng tôi, bà ngoại giội nước lên mình chúng tôi một cách đều đặn, kì cọ cho thân hình hết ngứa ngáy. Nhờ bà mà chúng tôi lại có một giấc ngủ ngon lành với nhiều giấc mơ đẹp. Có những lúc vì ban ngày mãi đùa giỡn vui chơi thành ra đêm về ngủ với bà đã làm cho bà phát giận. Tuổi trẻ mà, đêm lại nằm mơ thấy đấm, đá, chạy, nhảy, reo hò làm bà bị vạ lây. Tội cho bà quá.

Đêm hè trăng thanh, gió mát mà được ngủ với bà thì lại càng thích thú hơn, được bà quạt suốt đêm, chiếc quạt mo cau được bà cắt từ lâu trở nên bóng bẩy qua thời gian cũng như mồ hôi của bà đã làm cho chiếc quạt lên nước màu rất đẹp. Bà quạt sao mà dẻo tay đến thế, quạt hầu như suốt đêm mà không thấy bà mỏi tay. Thỉnh thoảng lại nghe những tiếng đập nhẹ vào chân vào lưng bà và kèm theo đó là những lời rên mỏi gân, cốt… dần dần rồi bà và cháu lại chìm vào giấc ngủ say nồng.

Ai đã từng sống với bà ngoại mới thấy được tình thương của bà đối với cháu. Lưng bà mỗi ngày mỗi còng xuống thì bọn mình ngày cứ lớn lên. Những đêm mùa đông giá rét được ngủ với bà là sướng nhất vì ở dưới giường của bà bao giờ cũng có một trẹt than hồng tỏa ấm cả thân hình. Chính sự sưởi ấm đó mà cứ mỗi mùa gió bấc về cả nhà ai cũng yên tâm cho bà.

Hồi còn nhỏ ở chung với bà thì hồn nhiên và vô tư lắm, khi lớn lên một chút thì mỗi khi ngủ chung với bà là sợ bà chết, sợ bà về bắt mình đi nhưng bà không phải như mình nghĩ. Bà lúc nào cũng khỏe mạnh và vui tươi, thích làm những việc vặt ở trong nhà như sắp xếp áo quần, quét nhà, nhặt rau, đun bếp…

Ấn tượng nhất là mỗi khi trời nắng nóng, bà thường ra bể nước, gọi tôi ra rồi bà còng lưng xuống, vén tấm áo lên bảo tôi dội nước lên lưng cho bà, bà đỡ lấy những giọt nước rơi xuống cứ vuốt vào mặt, bà thích thú lắm. Lại nữa, theo bên bà là một đoạn chiếc tàu cau được gọt nhỏ, dài khoảng 30cm làm chiếc tay gãi lưng, gãi cổ khi bị ngứa. Chiếc tay ấy càng ngày càng bóng lên bởi mồ hôi và ngày càng mòn đi bởi sự cọ xát vào lớp da vừa cứng, vừa khô của bà.

Bà của tôi là thế, giống như bà ngoại của Nguyễn Duy thôi. Nghe mẹ tôi kể trong những năm kháng chiến chống Mỹ, bà ngoại đã che chở cho các dì và mẹ tôi, lúc thì đi tản cư, lúc thì xuống hầm cá nhân, lúc thì bị lục soát đánh đập nhưng bà vẫn kiên gan chịu khó nuôi mẹ, dì và cậu khôn lớn.

Sau này khi hòa bình rồi, cuộc sống có phần đỡ hơn trước, bà tôi ngày một đẹp lão hơn, tóc bà trắng và dài. Bà bối tóc thành một cục to ở sau đầu, trâm cài tóc của bà đâu phải là ngọc, là bạc hay vàng mà có khi là một chiếc đũa, một cây bút bi của cháu, một chiếc bàn chải răng và có khi tôi thấy đó là một nhành tre đẹp.

Khi chúng tôi lớn lên đi học xa thì lại càng ít gặp được bà, mỗi khi về quê nghỉ hè, nghỉ Tết thì chỉ biết ghé thăm bà mà thôi. Đời học sinh, sinh viên nên không có quà để tặng bà mà ngược lại được bà cho những đồng tiền lẻ mà bà dồn được qua bao ngày tháng.

Bà ơi! Đến lúc các cháu của bà lớn khôn, đi làm có lương về lại với bà thì bà đã tuổi cao sức yếu, mắt kém, cũng là lúc bà gần đất xa trời. Ngày nghe tin bà mất, chúng tôi về kịp để nhìn bà lần cuối, bà mất nhưng thần sắc của bà vẫn còn tươi, bà phúc hậu quá, mái tóc bà dài xõa xuống hai bên gối trông giống như tiên, như Phật vậy. Chúng tôi không biết nói gì hơn mà nước mắt cứ chảy dài và cầu nguyện cho bà bình yên nơi chín suối, mong bà luôn có bên con cháu để phù hộ vượt qua khỏi bước gian nan trên đường đời. Chúng tôi không còn có cảnh được nhổ tóc sâu cho bà, cũng không được nghe bà kể chuyện nữa rồi. Hư thực cuộc đời đã đưa bà ngoại của chúng tôi đi xa, khiến cho những ai còn bà thì hãy thương bà hơn. Thật xúc động với hai câu thơ cuối của Nguyễn Duy:

"khi tôi biết thương bà thì đã muộn

bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi".

Giờ đây, đứng trên bục giảng, khi gặp bài thơ Đò Lèn, chúng tôi không khỏi xúc động. Lồng ghép việc thực ở ngoài đời cộng với việc bình giảng lời thơ mong sao các em học sinh cảm thấy thương bà của mình hơn, để sống có tính nhân văn hơn vì bà là người đã nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ của mình. Tôi rất muốn chia sẻ với nhà thơ Nguyễn Duy rằng bên cạnh nhà thơ luôn luôn có người đồng cảm. Bài thơ này được đưa vào sách giáo khoa chính là đã thấu hiểu được nỗi lòng của tác giả rằng giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam luôn vĩnh cửu.

Các tin khác