1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tục thờ ông Táo

TỤC THỜ ÔNG TÁO

HÀ MY

T.P.Huế

Bếp lửa là nơi gần gũi thân thương hằng ngày của người Việt. Ngay cả khi người Việt cùng với các tộc người khác trên thế giới đã cùng bước vào thế kỷ 21, nhưng nước ta không thể chối bỏ "cấy cày nối nghiệp nông gia" được. Mà nhà nông thì làm sao thiếu cái bếp có 3 ông núc. Bếp lửa góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Thật vậy, thời Bắc thuộc chẳng hạn đâu có trường học nhiều, có chăng là trường đào tạo những người tay sai cho bọn xâm lược, cho nên bếp lửa là lớp học gia đình, lớp học của chòm xóm. Quanh bếp, người già kể chuyện cổ tích, thuật lại truyền tích về những anh hùng dân tộc bằng tiếng mẹ đẻ. Ngọn lửa bếp làm sáng mắt, sáng lòng lớp trẻ, nung nấu về một ngày lấy lại quốc thống Văn Lang. Cũng quanh bếp, cha con, ông cháu, vợ chồng, anh em, bằng hữu nhắc nhở thuần phong mỹ tục. Và cũng ngọn lửa bếp từng đêm, từng đêm nạp vào tâm khảm người Việt lòng bất khuất, niềm khát vọng đánh đuổi ngoại xâm.

Với tính thiêng liêng như thế, ở bếp phải xuất hiện một trang thờ, thờ thiên thần hay nhân thần? Để gần gũi, người Việt xưa theo kiểu thức sự tích "trầu cau" đã chọn hoặc đã hư cấu về một chuyện tình đầy tính bi kịch và cũng mang tính bác học. Bi kịch vì kết quả quá bi thảm và bác học vì có dấu ấn của dịch lý Đông phương. Và các nhân vật của sự tích đã trở thành các nhân thần. Trọng Cao và Thị Nhi là đôi vợ chồng không may phải chia tay nhau. Thị Nhi bước thêm bước nữa khi lấy Phạm Lang. Một hôm, Phạm Lang ra đồng cày ruộng, Thị Nhi ở nhà thì bất ngờ gặp lại người chồng cũ Trọng Cao. Hai người đang hỏi chuyện thì Phạm Lang về nhà sớm để gom rơm. Thị Nhi hoảng hốt giấu Trọng Cao vào đống rơm to. Phạm Lang bất cẩn để tàn thuốc làm cháy đống rơm. Thị Nhi nhảy vào cứu liền bị chết cháy, rồi Phạm Lang nhảy vào cứu vợ cũng chết cháy luôn… Từ ấy người ta làm ba ông bà Táo bằng đất nung để thờ. Hai ông Táo hai bên, ở giữa là bà Táo với vòng tròn ở rốn. Nhân thần nam Trọng Cao làm Thổ địa, nhân thần nữ Thị Nhi làm Thổ kỳ và nhân thần nam Phạm Lang làm Thổ công… Cứ ngày 23 tháng chạp ba ông bà lên chầu Ngọc Hoàng báo cáo việc nhà mà các nhân thần ấy trấn nhậm.

Còn trên phương diện dịch lý thì hình tượng ba Táo, nữ ở giữa tượng quẻ âm ( vạch đứt - -), hai nam hai bên tượng hai quẻ dương (vạch liền -), tạo thành quẻ LY ( Lửa). Thuật phong thủy Đông phương nói chung và thuật phong thủy của nước ta cũng dựa vào dịch lý, thuyết âm dương ngũ hành để đưa ra những qui tắc đặt hướng bếp, trang thờ Ông Táo . Đúng hay sai không rõ, nhưng khi có thầy địa lý chỉ bảo thì người chủ gia đình rất yên tâm. An cư mới lạc nghiệp được.

Bếp lửa của người Việt, có trang thờ Ông Táo và tục thờ Ông Táo quá thân thiết mà cũng linh thiêng. Cuộc sống hằng ngày biết bao điều phải lo toan, trong đó có bệnh tật của người thân. Khi chưa kịp tìm thầy thuốc, hoặc chưa kịp đưa người bệnh đến nhà thầy thuốc thì bàn thờ tổ tiên là nơi người đàn ông đèn nhang cầu xin, còn bà, mẹ, vợ lại thành tâm cầu xin ở trang thờ Ông Táo vậy. Khi có cầu xin với một đức tin mạnh mẽ, người ta lấy lại bình tĩnh để tìm cách chạy chữa cho người thân. Lễ vật cúng Ông Táo thường không cầu kỳ, chỉ cốt lòng thành. Hằng ngày, khi nấu nướng cho người thân trong gia đình ăn, cũng có thể nấu các món ăn mang đi bán cho người khác mua để ăn… thì người nấu ăn trong bếp tưởng như có các vị nhân thần đang quan sát các thao tác của mình. Vì thế nấu nướng không bảo đảm vệ sinh cho người ăn là một tội lỗi, sợ Ông Táo báo cáo với Trời. Chạnh nghĩ tình trạng thực phẩm không bảo đảm an toàn vệ sinh khá phổ biến hiện nay mới thấu hiểu người xưa đã tạo ra các nhân thần canh giữ ở nhà bếp. Chúng tôi nghĩ rằng tục thờ Ông Táo là một mỹ tục góp phần khắc họa bản sắc văn hóa dân tộc, tự thân tục này sẽ mãi mãi tồn tại đến mai sau.

Các tin khác