1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hoạt động trò chơi dân gian

TỔ CHỨC

HOẠT ÐỘNG TRÒ CHƠI DÂN GIAN

Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

TRƯƠNG ĐÌNH PHÁP

GV Trường Tiểu học Phú Bình, Huế

Năm học 2009 - 2010, là năm tiếp tục phát động phong trào: "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Vậy làm thế nào để các em yêu thích các trò chơi dân gian? Tổ chức được như thế nào với các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn đối với các em học sinh ở bậc tiểu học.

 Bản thân là một giáo viên tổng phụ trách Đội, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức hoạt động các trò chơi dân gian một cách có hiệu quả nhất với đề tài: "Tổ chức hoạt động trò chơi dân gian ở trường Tiểu học".

1. Một số hình thức triển khai và tổ chức các trò chơi dân gian cho học sinh trường tiểu học:

a. Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh trường tiểu học.

Trò chơi dân gian vô cùng phong phú và đa dạng, nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với lứa tuổi học sinh bậc tiểu học. Chính vì thế, tôi lựa chọn cho học sinh chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu đồng thời gây nhiều hứng thú, đặc biệt là những trò chơi có những lời ca, những bài thơ hay.

Bên cạnh đó, ở trong trường Tiểu học lại có 2 lứa tuổi (Nhi đồng và thiếu niên). Mỗi độ tuổi lại có trình độ nhận thức và năng lực hoạt động khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với từng độ tuổi. Cụ thể như sau:

* Với lứa tuổi nhi đồng (lớp 1, 2, 3): Ở lứa tuổi này chỉ có thể chơi được các trò chơi đơn giản mà mang tính chất vui tươi, dí dỏm như: "Chi chi chành chành", "Tập tầm vông", "Nu na nu nống", "Xỉa cá mè", "Rồng rắn lên mây"…

* Với lứa tuổi thiếu niên (lớp 4, 5): Học sinh ở lứa tuổi này có thể chơi được các trò chơi dài hơn và khó hơn, phức tạp hơn như: "Đánh chuyền", "Kéo co", "Cướp cờ"…

Khi lựa chọn các trò chơi dân gian cho học sinh bậc tiểu học, tôi thực hiện và lưu ý các vấn đề sau:

- Triển khai toàn thể cho các lớp: Giáo viên phụ trách các lớp và cử 5 em để đi tiếp thu các trò chơi về triển khai lại cho tập thể lớp.

- Trò chơi không dễ nhưng cũng không khó

- Đạo cụ, đồ chơi phục vụ cho các trò chơi dễ kiếm, dễ tìm.

- Tạo điều kiện cho các em học có tính năng động, giúp củng cố tư duy, ngôn ngữ, vận động, kỹ năng sống cho trẻ.

- Kích thích và gây được hứng thú, thu hút sự chú ý và say mê khi học sinh chơi trò chơi dân gian.

- Có sự tham gia của tập thể lớp hoặc nhóm học sinh trong lớp phù hợp với trò chơi đó.

Từ những vấn đề đã đưa ra trên, tôi đã lựa chọn các trò chơi sau cho học sinh lứa tuổi tiểu học như sau: "Ô ăn quan", "Đánh chuyền", "Kéo co", "Rồng rắn lên mây", "Xỉa cá mè", "Mèo đuổi chuột", "Bịt mắt bắt dê", "Cướp cờ" …

b. Chuẩn bị đạo cụ, đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian.

* Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian:

Mỗi trò chơi có tính chất và đặc trưng riêng nên trước khi tổ chức ta phải chuẩn bị đạo cụ, đồ dùng cho phù hợp từng loại trò chơi đó.Tuy nhiên, nếu thiếu nó thì trò chơi sẽ không hay và không thuyết phục được người xem cũng như người chơi.

Chẳng hạn như:

- Trò chơi: "Đánh chuyền" về đồ cùng đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non (ngày xưa hay dùng) hoặc trái banh tennic…

- Trò chơi: "Bịt mắt bắt dê" không thể diễn ra trò chơi mà thiếu dải khăn bịt mắt.

Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi dân gian nào đó, người giáo viên hoặc người tổ chức chơi cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi.

* Dạy cho học sinh đọc thuộc lời ca đối với những trò chơi có lời đồng dao:

Khi triển khai các trò chơi phải chọn những bài đồng dao nào phù hợp với tâm sinh lý hồn nhiên của học sinh.

- Chẳng hạn như: + Trò chơi "Mèo đuổi chuột":

"Mời bạn ra đây

Tay nắm chặt tay

Đứng vòng tròn hát

Chuột luồng chỗ hỏng

Mèo đuổi đằng sau

Chuột cố chạy mau

Trốn đâu cho thoát

Thế rồi chú chuột

Lại đóng vai mèo

Co cẳng đuổi theo

Bắt mèo hoá chuột".

Muốn được như vậy, trò chơi chỉ tổ chức khi học sinh đã thuộc lời đồng dao. Chính vì thế, tôi hướng dẫn cho học sinh làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn học sinh cách chơi và thi đua giữa các lớp vào các thời điểm trong ngày hoặc các buổi ngoại khóa của học sinh như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, lồng ghép vào các ngày hội trại…Tôi nghĩ rằng nếu học sinh thuộc lời đồng dao tương ứng với trò chơi thì học sinh sẽ chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi.

* Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi:

 Một số trò chơi cần phải vận động, dùng sức mạnh tập thể, đòi hỏi số lượng người chơi nhiều và sân chơi phải có diện tích rộng như: "Kéo co", "Rồng rắn lên mây", "Cướp cờ",…

Trái lại cũng có một số trò chơi tĩnh, học sinh hay chơi theo các nhóm nhỏ như "Xỉa cá mè", "Đánh chuyền", "Ô ăn quan"…

Vì thế, người triển khai và tổ chức chơi cần nắm vững các hình thức chơi, nắm vững cách chơi, luật chơi, tính chất đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi triển khai và tổ chức cho học sinh chơi.

* Kích thích gây hứng thú và động viên, tất cả học sinh trong trường tham gia vào trò chơi.

 Trò chơi dân gian không bao giờ quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn khuyến khích, động viên tất cả các em tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi "Bịt mắt bắt dê", hoặc "Mèo đuổi chuột" mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi "Rồng rắn lên mây" thì thêm một người, "cái đuôi" sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như nhau. Những trò chơi "Xỉa cá mè", "Chi chi chành chành", … cũng tương tự như vậy. Trong khi chơi, tất cả học sinh đều chơi bình đẳng với nhau, bạn nào hoặc đội nào thắng sẽ được biểu dương khen thưởng.

2. Kết quả:

Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho học sinh bậc tiểu học làm quen với các trò chơi dân gian, tôi đã thu được nhiều kết quả tốt:

- 100% các em rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.

- 100% các em được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.

- Học sinh đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.

- Việc triển khai và tổ chức thi các trò chơi dân gian, tôi nhận thấy học sinh ngày càng nhanh nhẹn, năng động, tự tin và hồn nhiên và đặc biệt giảm dần với các trò chơi hiện đại ngày nay.

- Ngoài ra trò chơi dân gian còn giúp các em học sinh giữa các lớp ngày thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của lớp.

Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong việc tổ chức cho học sinh ở Tiểu học Phú Bình chơi các trò chơi dân gian. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các anh, chị em đồng nghiệp và độc giả gần xa.

Các tin khác