1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Truyện ngắn (số 1-2011)

BIỂN LẶNG

ĐỖ THỊ NHẠN

Nào ăn đi! Cháu ăn hết bát cơm này cô sẽ thưởng cờ cho cháu!

- Cháu ăn rau đi! Ăn canh bí đỏ đi cho đẹp da, sáng mắt.

Huyền Anh mỉm cười về những câu nói ngây thơ đó, chị im lặng quan sát cô học trò tí hon của mình đang đóng vai cô giáo dỗ dành cháu là búp bê. Thật đáng yêu làm sao... Trong vai cô giáo cháu bé đã nhắc lại đúng những lời nói của cô giáo mình ở lớp học, giá mà "cháu" búp bê nghe được những tình cảm từ trí tưởng tượng ngây thơ của cô giáo nhỏ. Bỗng dưng cháu bé nghiêm mặt lại: - Hư à! Không chịu ăn à! Có ăn không thì bảo?...

Huyền Anh đến bên cháu bé, nhẹ nhàng bảo:

- Cô giáo quát to thế, cháu sợ hãi sẽ mắc nghẹn đấy!

Cô bé bẽn lẻn nhìn chị mỉm cười... Không muốn làm gián đoạn trò chơi của bé, chị cầm tay búp bê và bảo:

- Sao cháu không chịu ăn? Cháu không ăn cô giáo sẽ buồn lắm đấy! Cháu biết lỗi rồi à! Cô ơi! Cháu búp bê xin lỗi cô đấy, cháu đang muốn ăn, cô giúp cháu đi!

Chị trao bát và thìa cho đứa bé, cháu vui vẻ nhận lấy:

- Ừ! Để cô giúp cháu!

Để cháu bé tiếp tục trò chơi của mình, Huyền Anh đến ngồi lên chiếc ghế đá dưới giàn hoa giấy trong sân trường nhìn ngắm đàn cháu nhỏ đùa vui dưới bóng mát của hàng cây. Những gương mặt bầu bĩnh đáng yêu, những câu nói ngây thơ hồn nhiên ấy đã gắn kết với cuộc đời chị  mười tám năm trời... Mới ngày nào chị còn là một cô giáo trẻ bỡ ngỡ vào đời, thế mà giờ đây chị đã trên bốn mươi... Ôi, thời gian nó lặng lẽ vút đi, thoắt nhìn lại thấy cách xa hun hút... Chị tựa đầu vào thành ghế hít thở thật sâu để cảm nhận đến tận cùng bầu không khí ấm áp của cái nắng tháng giêng. Nhìn lên những chùm hoa giấy đủ màu đong đưa trong gió, những tia nắng ấm xuyên qua kẽ lá nhún nhảy trên sân trường như muốn đùa vui cùng lũ trẻ. Mây trắng lững lờ trôi ngang qua mảng trời xanh biếc.

Trong gia đình, chị được mọi người yêu mến nhất và đời sống tình cảm của chị là mối quan tâm của cả nhà. Mẹ chị rất lo lắng khi thấy chị tuổi đời ngày càng chồng chất nhưng vết thương lòng vẫn chưa hàn gắn, chị ngày càng trở nên trầm tính và chỉ muốn thu mình trong thế giới tình cảm riêng tư của mình làm mọi người càng thêm ái ngại. Một lần, trong ngày giỗ bố khi nói về chị, mẹ nhắc lại điều đó, Thái Uyên, chị cả trong nhà đã trêu:

- Thôi đi mẹ ơi! Đa cảm thì từ lâu đã có một đức lang quân để nâng khăn sửa túi chứ đâu đến như bây giờ. Mẹ phải cho nó là độc cảm mới đúng!

- Là sao? Mẹ ngạc nhiên hỏi.

-  Mẹ xem, từ nhỏ đến lớn chỉ dành tình cảm cho một người, khi cậu Huy mất đi từ đó đến giờ có yêu ai nữa đâu ! Vậy không phải độc cảm thì là gì ?

Ngày ấy nhận được thư anh chị chờ đợi từng ngày, chị đã đọc lại nhiều lần gần như thuộc từng dòng chữ "... Sau đợt khảo sát ở Chu Lai anh được nghỉ phép sẽ về, chờ anh em nhé" ... Chị không ngờ rằng đó là những dòng chữ cuối cùng của anh. Chị đau đớn tột cùng khi nghĩ đến cái chết của anh. Ôi! Chiến tranh, nó đã qua đi nhưng những gì còn sót lại cũng đủ sức gieo rắc tai ương cho bao nhiêu con người, chị như cảm nhận được tiếng nổ long trời của một quả mìn được vùi sâu trong  lòng đất, nó đã cướp mất Huy của chị, một kỹ sư địa chất đầy nhiệt huyết, đem trí tuệ và tuổi trẻ của mình, ra sức xây dựng và hàn gắn vết thương chiến tranh, con người mà chỉ một giây trước đó sự sống trong anh thật mãnh liệt biết bao với những ước mơ hoài bão dâng tràn... Chị thấy đau nhói trong tim... mỗi lần nhớ đến Huy. Chị thầm trách mình đã không chấp nhận lời cầu hôn của anh trước đó. Vì muốn có thời gian để thực hiện những ước mơ của mình trong nghề nghiệp, chị đã ra sức thuyết phục để anh chờ đợi chị vài ba năm nữa. Chị chớp mắt, cố ngăn lại những dòng nước mắt cảm thương...

- Cô ơi! Sao cô khóc vậy?

Cháu bé tròn xoe đôi mắt nhìn chị ngây thơ hỏi. Huyền Anh quay mặt lảng tránh, cố cười bảo:

- Ô không! Cô có khóc đâu, bụi nó bay vào mắt cô đấy thôi!

- Cô có thích chơi ô với cháu không?

Cháu bé khệ nệ bê một rổ vỏ ốc đặt xuống trước mặt chị, chị mỉm cười xoa đầu nó:

- Cháu chơi với bạn đi, cô sẽ làm trọng tài xem ai chơi giỏi nhé!

Huyền Anh kẻ ô cho hai cháu bé và ngồi nhìn những bàn tay nhỏ nhắn vụng về rải những vỏ ốc lóng lánh vào các ô, chị lại nhớ đến anh...

Chị nhớ một buổi chiều hè, chị men theo bờ cát nhặt những vỏ ốc nhiều màu. Lũ trẻ sẽ thích lắm đây ! Chị say sưa chăm chú cứ sau một đợt sóng vỗ bờ, những vỏ ốc ngoi lên lấp lánh đủ màu, chị nhanh nhẹn chọn lấy những vỏ đẹp nhất, phải thật nhanh tay nếu không đợt sóng sau sẽ vùi lấp đi. Ồ! đằng kia có cái vỏ ốc thật đẹp, chị chạy nhanh đến cúi xuống nhặt cũng vừa đúng lúc một bàn chân trần giẫm ngay vào đó, và đợt sóng khác dập vào thế là vỏ ốc hoàn toàn biến mất. Chị tiếc rẻ ngước nhìn lên xem ai là thủ phạm thì thấy anh với nụ cười thật rạng rỡ. Nụ cười ấy mãi đến bây giờ vẫn không phai mờ trong tâm trí chị...

- Anh đã dẫm mất cái vỏ ốc đẹp của tôi rồi!

- Ồ! Xin lỗi, tôi không cố ý.

Người thanh niên bước lùi ra khỏi chỗ đứng với dáng vẻ ân hận về việc sơ ý của mình rồi vội cúi xuống bới lấy bới để vào vị trí anh đã dẫm vào.

Chị cố kìm lắm mới khỏi bật cười. Không tìm thấy nó, với động tác thật nhanh nhẹn và dứt khoát anh đứng phắt dậy, lại cười:

- Không sao! Bù lại tôi sẽ tìm cho cô bé đầy túi này. Nào, cho tôi mượn chiếc túi...

Chị đưa chiếc túi cho anh như một chuyện đương nhiên, cứ như vậy, anh đi trước, chị theo sau, anh hỏi chị trả lời như cô học trò nhỏ trả lời thầy giáo. Mới gặp nhưng Huyền Anh tìm thấy ở anh ta có cái gì đó thật cuốn hút, dễ gần.

Anh quay lại nheo mắt cười cười nhìn chị:

- Cô bé lấy vỏ ốc nhiều vậy? Xây lâu đài tình yêu cho mình phải không?

Suy nghĩ một chút, không nhìn anh nhưng chị cũng không vừa:

- Nếu xây lâu đài tình yêu thì phải xây thật vững chắc từ cái cốt lõi bên trong chứ xây bằng cái vỏ ngoài thì... tôi không xây đâu!

- Cô bé không biết đấy thôi! Vỏ ốc này khi nung lên sẽ là một chất kết dính tuyệt vời đấy!

- Chị mỉm cười chưa biết phải nói gì thì anh quay người lại trao chiếc túi căng đầy vỏ ốc:

- Như vậy đã đủ chưa?

Chị đón lấy nhìn anh với vẻ nghiêm túc:

- Chắc các cháu sẽ mừng lắm và hết sức cảm ơn anh.

Anh ngạc nhiên quay nhìn chị với ánh mắt nghi ngờ, một cô gái đang còn quá trẻ:

- Các cháu ư?

Chị biết anh đang nghĩ gì. Chị bật cười thành tiếng:

- Không! Ý em muốn nói các cháu ở lớp mẫu giáo của em.

Anh gật gù:

- Ra thế! Xem ra cô giáo vất vả vì các cháu quá! Anh nhìn chị bằng ánh mắt trìu mến làm chị phải lảng nhìn về phía biển sóng xa xa...

Huy đã đến với chị như vậy đó, như làn gió biển thổi vào làm lao xao và dịu mát tâm hồn của một cô gái chập chững thuở đầu đời. Chị đón nhận tình yêu của anh bằng nhịp đập của tuổi thanh xuân. Chị vô cùng hạnh phúc khi được ở bên anh và luôn tìm thấy ở anh một sự hoà hợp đến lạ kỳ, như tạo hoá sinh ra anh chỉ để dành riêng cho chị.

Chiều nay, ngồi một mình trên bãi cát lặng im khi cuối trời còn lại một mảng nắng hoàng hôn tím nhạt, Huyền Anh nghe như biển cũng không buồn vỗ sóng, chỉ có những đợt sóng âm thầm trong lòng chị cuộn đau.

Không! Huy không phải buồn, em còn bao nhiêu việc phải làm, còn các cháu thân yêu của em và của cả Huy nữa chứ, phải không? Em sẽ thường đến đây để nói với Huy những điều em chưa nói cho đến hết cuộc đời...

Ngửa lòng bàn tay, Huyền Anh nhìn chiếc vỏ ốc vô tình vẫn lấp lánh với nỗi nhớ khôn nguôi...

Huế, 7/2004

Các tin khác