1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Đến lúc cần điều chỉnh trong mở cửa trường học một cách an toàn trong đại dịch COVID-19

Cập nhật lúc : 17:54 19/01/2022  
Đến lúc cần điều chỉnh trong mở cửa trường học một cách an toàn trong đại dịch COVID-19
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, đây chính là lúc cần điều chỉnh trong mở cửa trường học một cách an toàn, như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ.

Sáng 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế tổ chức hội thảo trực tuyến toàn quốc về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục.

 

Chủ trì tại điểm cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo có Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngô Thị Minh. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Vụ Khoa giáo văn xã, Văn phòng Chính phủ, lãnh đạo vụ cục thuộc cơ quan bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; các chuyên gia, các nhà khoa học, đại diện các tổ chức quốc tế.

 

Tại các điểm cầu 63 tỉnh thành có Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố; giám đốc, phó giám đốc các sở Giáo dục và Đào tạo, sở Y tế, các sở ngành liên quan của địa phương, lãnh đạo UBND cấp quận huyện.

 

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết: Trong thời gian khá dài - hơn 2 năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức, điều chỉnh toàn bộ các hoạt động dạy và học để thích ứng với dịch bệnh, bảo đảm an toàn cho trường học. Với những vùng an toàn, trường học duy trì dạy học trực tiếp; nơi dịch phát sinh phức tạp thì chuyển sang dạy học trực tuyến, học trên truyền hình; nhiều nơi tổ chức một cách linh hoạt, dạy học kết hợp giữa các hình thức.

 

Tuy nhiên, sau thời gian dài trẻ không được đến trường, hoặc đến trường rất ít, theo Bộ trưởng không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, còn ảnh hưởng đến tâm sinh lý của trẻ và ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, kinh tế, cũng như tác động nhiều mặt khác.

 

Hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine trên cả nước đã rất cao; điều kiện thuốc chữa có cải thiện; điều kiện phòng, chống dịch cũng như hiểu biết và thích ứng của người dân được cải thiện, nâng cao; địa phương có nhiều kinh nghiệm trong phòng, chống, dịch. Với sự khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, phân tích kinh nghiệm các nước, Bộ trưởng cho rằng, đây chính là lúc cần điều chỉnh trong mở cửa trường học một cách an toàn, như tinh thần chỉ đạo của Chính phủ trong thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 tại Nghị quyết 128/NQ-CP.

 

Bộ trưởng mong muốn các địa phương có những ý kiến, quan điểm, hành động mới để việc mở cửa trường học, thích ứng với dịch bệnh an toàn trong giai đoạn mới được phù hợp và hiệu quả nhất.

 

 

Báo cáo tình hình phòng, chống dịch COVID-19 và công tác tổ chức dạy học tại các địa phương, ông Nguyễn Thanh Đề, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết: Trong đợt bùng phát dịch COVID-9 lần thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến 18/1/2022), toàn ngành có 130.014 cán bộ, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên nhiễm COVID-19. Đến 17h ngày 18/1/2022, theo số liệu báo cáo của các Sở Giáo dục và Đào tạo, hiện có 4.797 cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh của ngành đang điều trị.

 

Về công tác dạy học, đến ngày 18/1, có 14 tỉnh, thành phố dạy học trực tiếp cho học sinh tất cả các cấp học mầm non, phổ thông, chiếm 22,22%. Dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình có 30 tỉnh, thành phố, chiếm 47.61%. Dạy trực tuyến và qua truyền hình có 19 tỉnh, thành phố, chiếm 30,15%.

 

Số đơn vị huyện/thị xã/thành phố dạy học trực tuyến, trên truyền hình là 379/713 (đạt 53,15%); có 43 tỉnh, thành phố đã cho học sinh mầm non đi học trực tiếp (2.519.261/5.068.903), tỉ lệ 49.7%; có 46 tỉnh, thành phố học sinh tiểu học đến trường (4.223.368/8.884.964) đạt tỉ lệ 57,37% học sinh tiểu học trên cả nước; 53 tỉnh, thành phố học sinh Trung học cơ sở đến trường (3.496.361/5.704.300), chiếm tỉ lệ 61.29%. Khối Trung học Phổ thông có 1.834.764/2.751.650 học sinh học trực tiếp, chiếm tỉ lệ 66,67%.

 

Theo số liệu thống kê đến ngày 15/1/2022, số học sinh từ 12-17 tuổi được tiêm vaccine mũi 1 là 6.500.033/7.213.883 (đạt 90,10%); mũi 2 là 5.211.874/7.213.883 (đạt 72,24%). Số cán bộ, giáo viên, nhân viên được tiêm vaccine mũi 2 là 1.225.688/1.494.618 cán bộ giáo viên (đạt 82%); mũi 3 là 422.519/1.494.618 (đạt 28,2%).

 

Cùng với tiến độ tiêm vaccine cho học sinh 12-17 tuổi, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị các địa phương mạnh dạn triển khai mở cửa trường học trong trạng thái bình thường mới, tạo điều kiện thuận lợi cho cha mẹ học sinh an tâm lao động, góp phần phục hồi kinh tế và ổn định xã hội. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố cần cập nhật, đánh giá mức độ dịch để quyết định linh hoạt việc tổ chức các hoạt động dạy học trực tiếp tại địa phương theo đúng tinh thần Nghị quyết 128/NQ-CP và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế.

 

 

Tại TP. Hồ Chí Minh - một trong những địa phương là tâm dịch trong đợt bùng phát lần thứ tư - việc mở cửa trường học được tiến hành từng bước. Sau khi thí điểm cho học sinh xã đảo Thạnh An (huyện Cần Giờ) đi học trực tiếp vào đầu tháng 11/2021, từ ngày 13/12/2021, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai dạy học trực tiếp cho học sinh khối 9 và 12, và từ ngày 04/01/2022 đối với khối 7, 8, 10, 11. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ đến trường của học sinh đạt từ 92% đến gần 96% tùy từng khối. Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh hiện đã có văn bản đề xuất tổ chức dạy trực tiếp với bậc mầm non, tiểu học và khối lớp 6, trên tinh thần tự nguyện của cha mẹ, từ 7/2/2022. Các trường đại học tại TP Hồ Chí Minh cũng đã lên kế hoạch cho sinh viên quay trở lại trường học trực tiếp sau Tết Nguyên đán.

Nguồn: vtv.vn

Các tin khác