1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hội nghị đổi mới và nâng cao chất lượng dạy – học môn lịch sử bậc trung học

Cập nhật lúc : 15:29 31/12/2019  
Hội nghị đổi mới và nâng cao chất lượng dạy – học môn lịch sử bậc trung học
Nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông (CTGGPT) hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và tiếp cận CTGDPT mới (CTGDPT năm 2018); nâng cao chất lượng dạy – học và kết quả thi THPT quốc gia môn Lịch sử năm học 2019 – 2020, sáng ngày 27 tháng 12 năm 2019, tại trường THCS Nguyễn Tri Phương, thành phố Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử.

 

Tham dự Hội nghị, có thầy Nguyễn Tân, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; PGS-TS Đặng Văn Chương, Phó Trưởng khoa phụ trách Khoa Lịch sử trường ĐHSP – Đại học Huế; các thầy cô giáo là Lãnh đạo, chuyên viên phòng GDTrH; lãnh đạo, chuyên viên, giáo viên cốt cán THCS thuộc Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã và thành phố; Lãnh đạo, giáo viên cốt cán và giáo viên dạy lớp 12 môn Lịch sử của các trường Trung học trực thuộc, các Trung tâm GDNN – GDTX.

 

Phát biểu chỉ đạo, thầy Nguyễn Tân Giám đốc Sở nêu rõ: Hội nghị mong muốn được lắng nghe ý kiến từ nhiều góc độ, từ CBQL, tổ chuyên môn đến giáo viên trực tiếp đứng lớp; ý kiến cần tập trung làm rõ những khó khăn, vướng mắc và đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao kết  quả trong kỳ thi THPT quốc gia môn Lịch sử, đồng thời, Hội nghị cũng đón nhận các ý kiến chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay, hiệu quả của các đơn vị.

 

Với tinh thần trách nhiệm và đầy tâm huyết, các thầy cô giáo là CBQL, tổ trưởng chuyên môn và giáo viên đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu. Trong đó, các ý kiến đã chia sẻ kinh nghiệm về các giải pháp như việc phân luồng, “phân loại” học sinh ngay từ đầu cấp học để xây dựng kế hoạch tăng tiết, phụ đạo cho học sinh yếu một cách phù hợp; thực hiện các giải pháp nhằm khẳng định vị trí, vai trò của môn Lịch sử trong việc “dạy người”, giáo dục truyền thống, đạo đức, hình thành phẩm chất con người mới; nâng cao hứng thú cho người học bằng nhiều hình thức như đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức dạy học theo hướng tăng cường tổ chức dạy học tại di sản, di tích lịch sử, tổ chức hoạt động trải nghiệm ...; khai thác, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, thiết bị dạy học, tạo không gian học tập mở, học trực tuyến để học sinh có thể học mọi lúc, mọi nơi...

 

Phát biểu tại Hội nghị, PGS-TS Đặng Văn Chương cũng đã tập trung phân tích làm rõ những điểm mới trong chương trình Lịch sử và Địa lý (cấp THCS) và chương trình môn Lịch sử (cấp THPT) trong Chương trình GDPT năm 2018, đồng thời khẳng  định, Khoa Lịch sử trường ĐHSP - Đại học Huế sẽ luôn đồng hành, hợp tác với Sở GD&ĐT trong lĩnh vực giáo dục Lịch sử nhằm thực hiện có hiệu quả mục tiêu mà Hội nghị đề ra.

 

Kết luận Hội nghị, thầy Nguyễn Tân khẳng định, Sở GD&ĐT đặt ra yêu cầu cao về công tác chuyên môn, các nhà trường, tổ bộ môn tăng cường sinh hoạt chuyên môn theo hướng phân tích nguyên nhân, yếu tố ảnh hưởng để có giải pháp khắc phục cải thiện vị trí điểm thi trung học phổ thông quốc gia; đồng thời xác định và khẳng định vai trò trách nhiệm của các thành phần cấu thành sản phẩm đầu ra của bộ môn lịch sử; trong đó vai trò tạo cảm hứng, niềm ham mê học tập của giáo viên là hết sức quan trọng.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI HỘI NGHỊ

 

 

 

 

 


 

Nguyễn Văn Cường, P. GDTrH

Các tin khác