1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2020-2021 đối với giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Cập nhật lúc : 09:53 06/02/2021  
Hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ I và triển khai nhiệm vụ học kỳ II năm học 2020-2021 đối với giáo dục trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo
Sáng ngày 05/02/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến Sơ kết học kỳ 1 năm học 2020-2021 với sự tham dự của 63 điểm cầu trên cả nước, dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, Hội nghị được tổ chức tại Phòng họp trực tuyến Tòa nhà Viettel, đường Lý Thường Kiệt, thành phố Huế do thầy giáo Đặng Phước Mỹ, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, lãnh đạo, chuyên viên phòng GDTrH, Hiệu trưởng các trường Trung học trực thuộc, lãnh đạo phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ ghi nhận và đánh giá cao kết quả thực hiện nhiệm vụ Giáo dục Trung học và định hướng khái quát một số một số nhiệm vụ trọng tâm trong học kỳ II năm học 2020-2021.

 

Sau phát biểu chỉ đạo của Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện nhiệm vụ trong học kỳ I và định hướng các nhiệm vụ trọng tâm trong học kỳ 2 năm học 2020-2021. Báo cáo nêu rõ những thành công trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ GDTrH như: Việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ năm học đến các cơ sở giáo dục trong tỉnh đồng bộ và hiệu quả; ngành GDĐT nhận được sự quan tâm lớn của tỉnh ủy, UBND tỉnh; sự ủng hộ nhiệt tình của các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh, các cấp ủy, chính quyền địa phương; Chất lượng giáo dục được cải thiện so với năm học 2019-2020; Các cơ sở giáo dục kịp thời triển khai kế hoạch giáo dục, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục; nâng cao chất lượng đội ngũ GV, cán bộ quản lí; sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất, TBDH; đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn;...; Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, tập trung chỉ đạo các hoạt động đổi mới giáo dục một cách ráo riết, quyết liệt và cụ thể. Xây dựng lực lượng GV cốt cán các cấp; thực hiện nhiều giải pháp tạo tiền đề quan trọng để thực hiện đổi mới chương trình, SGK GDPT...

 

Bên cạnh những thành công là cơ bản, đồng chí Nguyễn Xuân Thành cũng thẳng thắn nêu ra những hạn chế, tồn tại như: Vẫn có địa phương, đơn vị chưa quan tâm đúng mức việc xây dựng kế hoạch giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh; Một số cán bộ quản lí, GV vẫn còn tâm lý ngại đổi mới dẫn đến việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá có nơi còn chậm; Trình độ công nghệ thông tin của một số GV còn hạn chế dẫn đến khó khăn trong quá trình triển khai, thực hiện nhiệm vụ giáo dục, đặc biệt là công tác bồi dưỡng GV theo chương trình GDPT 2018; việc ứng dụng CNTT trong quản lý, triển khai hồ sơ điện tử, học bạ điện tử; việc dạy học qua internet, trên truyền hình gặp nhiều khó khăn; Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lí, GV chưa đồng đều; cơ cấu đội ngũ GV chưa thực sự hợp lý, đặc biệt là thiếu GV dạy môn Ngoại ngữ …

 

Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ khẳng định, trong thời gian tới, Giáo dục trung học cần tập trung phát huy những mặt đã đạt được, hạn chế tồn tại, tập trung nỗ lực thực hiện các nhiệm vụ chính sau:

 

1. Nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình giáo dục trung học theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh bằng nhiều giải pháp, trong đó cần thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực;

 

2. Tăng cường dạy học qua internet, trên truyền hình ứng phó với Covid; Đẩy mạnh triển khai giáo dục STEM trong giáo dục trung học; Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp...

 

3. Tích cực chuẩn bị triển khai chương trình, SGK GDPT mới. Trước hết là tiếp tục rà soát lại đội ngũ giáo viên cấp THCS bảo đảm đủ về số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình mới nhất là các môn học Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, Âm nhạc, Mĩ thuật, Tin học, Ngoại ngữ…;

 

4. Tổ chức lựa chọn SGK lớp 6 của các môn học và hoạt động giáo dục, các địa phương cần hướng dẫn GV đọc bản mẫu SGK (bản PDF) trên trang mạng của Nhà xuất bản; Tổ chức hội thảo giới thiệu SGK lớp 6, phối hợp với các Nhà xuất bản xây dựng kế hoạch, xác định thời gian, địa điểm, thành phần, hình thức và tổ chức hội thảo giới thiệu SGK lớp 6 đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, giới thiệu đầy đủ thông tin để làm cơ sở cho việc lựa chọn SGK, hoàn thành trước ngày 15/3/2021;

 

5. Chuẩn bị tài liệu giáo dục địa phương, hoàn thiện việc biên soạn tài liệu giáo dục địa phương đối với lớp 6 với các nội dung được quy định tại Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018; Tổ chức dạy thử nghiệm tài liệu đã được biên soạn, số tiết dạy thử nghiệm tối thiểu đạt 15% tổng số tiết trong tài liệu…

 

6. Bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị trường học để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học; bổ sung xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo phòng học, các phòng chức năng, bếp ăn, nhà vệ sinh, công trình nước sạch; mua sắm bổ sung các TBDH còn thiếu, trong đó dành ưu tiên cho các vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú cần ưu tiên tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục đặc thù; quan tâm đầu tư để tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

 

7. Triển khai hiệu quả Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 về “Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong GDPT giai đoạn 2018-2025”.

 

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI ĐIỂM CẦU THỪA THIÊN HUẾ

 

 

 

 

 


Nguyễn Văn Cường – Phòng GDTrH

Các tin khác