1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Mở cửa trường học sau Nghị quyết 128: Nhiều tỉnh, thành vẫn… "án binh bất động"

Cập nhật lúc : 17:59 19/01/2022  
Mở cửa trường học sau Nghị quyết 128: Nhiều tỉnh, thành vẫn…
Các địa phương tập trung nguồn lực để bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường học trực tiếp (ảnh minh họa)
Trước thực trạng một số tỉnh/thành “án binh bất động” mở cửa trường học trở lại, nhiều ý kiến cho rằng, cần sớm tổng rà soát việc cho HS tới trường với tất cả địa phương từ khi có Nghị quyết 128 của Chính phủ.

Sợ trách nhiệm


Quan điểm bao trùm của Nghị quyết 128 về triển khai chống dịch Covid-19 là “thích ứng an toàn, linh hoạt” trong tình hình mới. Tuy Nghị quyết nêu cụ thể việc đi học lại theo từng cấp độ dịch ở các địa phương, nhưng theo ông Đặng Tự Ân, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), Giám đốc Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam, một số nơi chưa chuyển biến tư duy, thậm chí không làm theo tinh thần Nghị quyết.

 

Chẳng hạn Nghị quyết quy định: Ngừng hoạt động hoặc hạn chế học sinh đi học trực tiếp chỉ khi dịch ở địa phương đó là vùng đỏ/cấp 4. Nhưng thực tế ở một số tỉnh/thành, nhiều quận/huyện đang có dịch cấp độ 2, 3 vẫn “án binh, bất động” không cho học sinh tới trường.

 

“Tôi từng tiếp xúc trực tiếp và hỏi một lãnh đạo sở GD&ĐT vì sao đã 12 tháng nay học sinh của tỉnh (trừ lớp 1) vẫn chưa được trở lại trường? Câu trả lời là do tỉnh chỉ đạo và sở đã phân cấp cho các quận/huyện. Nhưng khi hỏi đến quận/huyện thì lại nói đã phân cấp cho các xã/phường. Trong khi đó, xã/phường không dám cho học sinh đi học vì sợ trách nhiệm liên quan tới tính mạng và sức khỏe của học sinh” - ông Đặng Tự Ân chia sẻ.

 

Thống kê đến ngày 29/11/2021, tức sau gần 2 tháng triển khai Nghị quyết 128, cả nước chỉ có 9 địa phương tổ chức dạy học trực tiếp; còn lại 34 địa phương kết hợp dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình. 20 tỉnh thành hoàn toàn tổ chức dạy học trực tuyến và qua truyền hình.

 

Dưới góc nhìn chuyên gia giáo dục, ông Đặng Tự Ân cho rằng: Học sinh ở nhà quá lâu để lại hậu quả khôn lường về chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục và sức khỏe học đường, ảnh hưởng tới phát triển tâm sinh lý lâu dài cho trẻ. Do đó, cần sớm có cuộc tổng rà soát việc cho học sinh tới trường tại các địa phương từ khi có Nghị quyết 128. Chỉ rõ từng xã phường, huyện, quận, tỉnh, thành thực hiện Nghị quyết này tới đâu; đồng thời nêu rõ lý do cụ thể. Sau đó, thông báo công khai trong từng tỉnh, thành phố và toàn quốc những địa phương làm tốt cũng như chưa tốt việc cho học sinh trở lại trường.

 

Các địa phương chủ động phương án vệ sinh trường lớp để đón học sinh trở lại học trực tiếp.

 

Quan trọng nhất là quyết tâm của chính quyền địa phương

 

Khi chưa có Nghị quyết 128, Thừa Thiên - Huế đã có chủ trương tận dụng mọi cơ hội có thể để học sinh được đến trường học trực tiếp một cách an toàn. Đến nay, dù tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp trên địa bàn, nhưng 100% trường phổ thông tại Huế đã tổ chức dạy học trực tiếp. Quy định tại Nghị quyết 128 được địa phương áp dụng triển khai triệt để, từ tổ chức dạy học theo cấp độ dịch, đến tầm soát theo diện hẹp, bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Đến thời điểm này, giáo dục Thừa Thiên - Huế đã hoàn thành kiểm tra, sơ kết học kỳ I đúng theo kế hoạch thời gian năm học.

 

Chia sẻ của ông Nguyễn Tân, Giám đốc Sở GD&ĐT Thừa Thiên - Huế, việc chuẩn bị đầy đủ các điều kiện phòng chống dịch, tạo môi trường trường học an toàn, thực hiện nghiêm túc 5K… được ngành Giáo dục quán triệt và các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt với học sinh tiểu học và học sinh lớp 6 do chưa được tiêm chủng nên công tác phòng chống dịch tại nhà trường khi các em đi học trực tiếp càng được quan tâm.

 

Ngoài 5K, một số giải pháp được thực hiện như không tổ chức dạy học 2 buổi; không bán trú buổi trưa; hạn chế tiếp xúc giữa học sinh các lớp khác nhau và giữa giáo viên với học sinh; mở cửa thông thoáng; nhà trường nắm sát tình hình học sinh hàng ngày, luôn sẵn sàng kit test trong phòng y tế… Nhờ đó, các trường học không có trường hợp lây chéo, duy trì được lớp học trực tiếp như hiện nay.

 

“Trong trường hợp xảy ra F0 tại trường học, đơn vị phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế địa phương để xử lý, khoanh vùng, tầm soát cách ly diện hẹp ở quy mô lớp; tiến hành bóc tách F0 nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh, cán bộ, giáo viên, cộng đồng và tiếp tục duy trì hoạt động dạy học của nhà trường bình thường; không dừng đến trường theo diện rộng. Những học sinh có yếu tố dịch tễ được chuyển trạng thái học tập (học truyền hình, online, giáo viên hỗ trợ riêng), bảo đảm các em không bị đứt gẫy việc học”. Chia sẻ điều này, Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân đồng thời cho biết sau nghỉ Tết Nguyên đán sẽ tham mưu lãnh đạo tỉnh cho trẻ em 5 tuổi đến trường.

 

Nêu quan điểm về việc mở cửa trường học theo đúng tinh thần Nghị quyết 128, ông Nguyễn Tân cho rằng: Điều quan trọng nhất là quyết tâm của chính quyền địa phương, đặc biệt là người đứng đầu. Sau đó là tham mưu quyết liệt của ngành Giáo dục trên cơ sở bám sát thực tiễn và chỉ đạo hướng dẫn cơ sở giáo dục bảo đảm các điều kiện để đón học sinh đến trường; cơ sở nếu lúng túng trong xử lý sẽ dẫn đến phụ huynh, xã hội mất niềm tin. Cuối cùng là cần truyền thông thường xuyên, liên tục với nhiều giải pháp để thay đổi nhận thức của người dân, phụ huynh trong việc sẵn sàng cho con trở lại trường học.

 

“Tại Thừa Thiên - Huế, giáo viên và học sinh là đối tượng được ưu tiên tiêm chủng. Đến nay, thầy cô và học sinh từ 12 đến dưới 18 tuổi tại Huế đã hoàn thành tiêm mũi 2. Đây là một ví dụ thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh đến việc cho học sinh được học trực tiếp một cách an toàn” – ông Nguyễn Tân chia sẻ.

Nguồn: giaoducthoidai.vn

Các tin khác