1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tập huấn đánh giá học sinh mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN)

Cập nhật lúc : 08:02 20/11/2013  
Tập huấn đánh giá học sinh mô hình trường học mới tại Việt Nam (VNEN)
Thực hiện công văn số 5737-BGD&ĐT ngày 21/8/2013 của Bộ GD&ĐT về việc Hướng dẫn thí điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam. Từ ngày 15/10/2013 đến ngày 22/10/2013 Sở GD&ĐT đã tiến hành tập huấn cho 230 là cán bộ quản lý (CBQL) và tất cả giáo viên của 9 trường tham dự án VNEN, và chuyên viên của 9 Phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố. Ban quản lý DA VNEN tỉnh đã mở 4 lớp tập huấn, mỗi lớp 2 ngày.

Đến với lớp tập huấn có ông Hoàng Đức Bình, Phó Giám đốc Sở, đã đến dự và nghe thảo luận của lớp tập huấn tại trường TH Hương Long, TP Huế và đã chỉ đạo CBQL và GV các trường nắm chắc công văn 5737-BGD&ĐT ngày 21/8/2013 để đánh giá học sinh đúng theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Qua 2 ngày tập huấn CBQL và GV đã nắm bắt được các nội dung chủ yếu sau:

- Mục đích đánh giá không phải chung chung như đánh giá trước đây mà định rõ mục đích của 4 đối tượng là học sinh, phụ huynh, giáo viên và CBQL.

- Nguyên tắc đánh giá là đánh giá vì sự tiến bộ của học sinh, không so sánh với học sinh khác, không tạo áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích; đánh giá những biểu hiện phẩm chất và năng lực và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của học sinh; kết hợp đánh giá của giáo viên, cha mẹ học sinh và tự đánh giá của học sinh. Trong đó, đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất.

- Nội dung đánh giá gồm 3 nội dung là đánh giá hoạt động học tập, năng lực và phẩm chất của người học sinh.

- Hình thức đánh giá: gồm đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ.

+ Đánh giá thường xuyên: Thực hiện việc chấm bài bằng nhận xét từ lớp 1 đến lớp 4; đánh giá thường xuyên có sự tham gia của giáo viên, phụ huynh, nhóm, lớp và tự đánh giá của học sinh.

+ Đánh giá định kỳ được đánh giá bằng điểm số, thang điểm 10 và được đánh giá 2 lần/năm/môn vào cuối học kỳ 1 và cuối năm học. Nếu có bất thường xảy ra giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ thì đánh giá thường xuyên là quan trọng nhất, không làm bài kiểm tra lại như đánh giá trước đây.

+ Hồ sơ đánh giá gồm 7 loại: Những trang nhật kí đánh giá của giáo viên ghi những lưu ý đặc biệt trong quá trình đánh giá thường xuyên về học sinh; Các bài kiểm tra định kì đã được giáo viên đánh giá; Phiếu đánh giá tổng hợp cuối học kì I, cuối năm học; Phiếu đánh giá của phụ huynh; Nhật kí tự đánh giá của học sinh (nếu có); Các sản phẩm hoặc các vật thay thế sản phẩm của hoạt động giáo dục, văn hoá, nghệ thuật,…(nếu có); Các loại giấy chứng nhận, giấy khen, thư cảm ơn, xác nhận thành tích,…của học sinh trong năm học (nếu có).

+ Khen thưởng cuối học kì I, cuối năm học: Khen thưởng danh hiệu Học sinh Xuất sắc; Khen thưởng danh hiệu Học sinh Tiên tiến; Khen thưởng thành tích từng lĩnh vực và khen thưởng những thành tích đột xuất khác.

Qua lớp tập huấn CBQL và GV đã nắm chắc cách đánh giá này và đang triển khai tại các trường VNEN, đây là 9 trường tiên phong trong việc chấm bài bằng nhận xét, đánh giá theo sự tiến bộ của học sinh, động viên khích lệ các em có hứng thú trong học tập, cùng với phụ huynh phối hợp giáo dục, nhất là  giáo dục năng lực, phẩm chất và sẽ triển khai đại trà sau 2015./.

 

 

Cao Hữu Khoa – CV Phòng GDTH

Các tin khác