1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tình hình thiệt hại sau lũ ngành GD&ĐT Thừa Thiên Huế tính đến ngày 14/10/2020

Cập nhật lúc : 18:07 14/10/2020  
Tình hình thiệt hại sau lũ ngành GD&ĐT Thừa Thiên Huế tính đến ngày 14/10/2020
Đến thời điểm hiện tại 17h ngày 14/10/2020, theo thông kê sơ bộ bước đầu toàn tỉnh ngành GD&ĐT không có thiệt hại về người nhưng tài sản thiêt hại nghiêm trọng.

Đa số trường học trên địa bàn toàn tỉnh đều bị ngập lụt, trong đó nhiều trường ngập sâu trên 1 mét, do mưa lớn mái bị dột, hàng rào, hệ thống thoát nước sụp đổ, . . . đã làm ướt sách vở, tài liệu, hư hỏng một số thiết bị dạy học, và nhiều thiết bị đồ chơi ngoài trời của các trường mầm non; thiệt hại nặng nhất là các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà, Phú Vang và thành phố Huế (các phường nội thành và vùng hạ nguồn sông Hương, sông Bồ). Số trường học bị ngập lụt ở thị xã Hương Trà là 65,07%; huyện Phong Điền 57,57%;  huyện Phú Vang 54,21%;…

 

Về mức độ thiệt hại: Mặc dù bộ phận trực ban tại các trường đã nỗ lực vận chuyển các thiết bị máy tính, học liệu, hồ sơ lưu trữ…thiết bị lên tầng cao nhưng nhiều trường do còn nhà cấp 4 (các trường mầm non); mặt khác do nước dâng cao và ngâm nhiều ngày nên các bàn ghế ở tầng 1 không thể di chuyển hết được nên đã bị thiệt hại khá nhiều.

 

Sau hơn 1 tuần học sinh phải nghỉ học, trong các ngày qua lãnh đạo Sở cùng với một số phòng ban đã đi nắm tình hình ở một số địa phương, qua thống kê sơ bộ sáng ngày 15/10/2020 có 2 huyện (Quảng Điền, Phong Điền) học sinh chưa thể đến trường, 2 huyện (Phú Lộc, Nam Đông) có 100% trường đi học trở lại; các huyện, thị xã và thành phố Huế có khoảng từ 30 đến 70% số trường đi học trở lại.          

 

Qua nắm tình hình, Lãnh đạo Sở đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục thực hiện các giải pháp sau:

 

1.Tiếp tục theo diễn biến tình hình lũ để thông báo kịp thời chính xác đến giáo viên, học sinh, phụ huynh về kế hoạch nghỉ và kế hoạch tổ chức dạy bù các nhà trường.

 

2. Phát huy tối đa các phương án tại chỗ; với phương châm nước rút đến đâu vệ sinh đến đó, đảm bảo lũ rút học sinh sẽ sớm trở lại học bình thường.

 

3. Tuyên truyền nâng cao ý thức cùa giáo viên và học sinh về phòng chống tai nạn thương tích mùa mưa lũ; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản trước, trong và sau lũ.

 

4. Các trường tổ chức dạy học trở lại phải bảo đảm các điều kiện an toàn cho học sinh theo các nội dung sau :

- Đối với các trường còn ngập lụt, tiếp tục cho học sinh nghỉ học đến khi nước rút nhà trường triển khai dọn dẹp vệ sinh, đảm bảo các điều kiện an toàn và báo cáo lãnh đạo PhòngGD&ĐT (đối với các trường trực thuộc Phòng), lãnh đạo Sở GD&ĐT để tổ chức cho học sinh đi học trở lại.

- Những trường đóng ở địa bàn khô ráo tổ chức cho học sinh đi học trở lại, trong đó lưu ý, đối với những học sinh nhà thuộc vùng lũ, vùng bị chia cắt, các trường thông báo cho học sinh tiếp tục nghỉ học và tổ chức học bù vào thời điểm phù hợp ngay sau khi các học sinh này đi học trở lại. Đối với giáo viên ở vùng lũ không đến được trường, nhà trường phân công dạy thay đảm bảo không ảnh hưởng việc thiếu sự quản lý học sinh trong nhà trường khi giáo viên vắng.

- Sau mỗi buổi học, giáo viên phải dặn dò học sinh tuyệt đối không đến những nơi như sông, suối, ao hồ và những nơi có nguy cơ sạt lở, lũ quét, . . .

- Các trường mầm non, việc tổ chức quản lý cháu trước nguy cơ té nước ao hồ quanh trường phải đặc biệt quan tâm ở mức cao nhất.

Dưới đây là một số hình ảnh tại các trường học

 

 

 Đ/c Nguyễn Tân- GĐ Sở đến thăm và kiểm tra công tác vệ sinh sau lũ tại tại trường THCS  Lý Tự Trọng – Huế

 

 

Đ/c Nguyễn Tân- GĐ Sở đến thăm và kiểm tra công tác vệ sinh sau lũ tại tại trường THPT Gia Hội Hội – Huế

 

 

  

Công tác vệ sinh sau lũ tại tại trường THPT Nguyễn Chí Thanh – Quảng Điền

 Thân Nguyên Khánh - Văn phòng Sở

Các tin khác