Giải pháp tổ chức bộ máy quản lý và cơ chế quản lý - điều hành trung tâm học tập cộng đồng

Hội nghị lần thứ 6 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến 2015 đã chỉ rõ: Phát triển giáo dục không chính quy, các hình thức học tập cộng đồng ở các xã, phường, gắn với nhu cầu thực tế của đời sống kinh tế xã hội, tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời, hướng tới xã hội học tập và xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, được tiến hành theo tinh thần xã hội hóa. Về mặt Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 112/2005/QĐ-TTg tạo cơ sở pháp lí để xây dựng xã hội học tập trong đó nêu rõ chỉ tiêu cần đạt được là đến năm 2010 phải có 80% xã, phường, thị trấn có TTHTCĐ. Bộ GDĐT ban hành Quyết định 09/2008/QĐ-BGDĐT ngày 24/3/2008 cũng xác định hoạt động của TTHTCĐ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người được học tập thường xuyên, học tập suốt đời góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng năng suất lao động, cải thiện cuộc sống của mỗi người và cộng đồng. UNESSCO cũng cho rằng TTHTCĐ là cơ sở giáo dục không chính qui của xã, phường, do cộng đồng thành lập và quản lí nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và phát triển cộng đồng thông qua việc tạo cơ hội học tập suốt đời cho mọi người dân.
Trên thế giới, TTHTCĐ phát triển sớm ở nhiều quốc gia như Nhật Bản, Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc,...với nhiều hình thức đa dạng, nội dung hoạt động phong phú gắn liền với thực tiễn của mỗi đất nước. Như ở Nhật Bản khoảng giữa thế kỷ 19 đã có 15000 TTHTCĐ ở các thôn, xã gọi là TERAKOYA, sau chuyển thành các KOMINKAN là nơi học tập của cộng đồng. Các TTHTCĐ này đã góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa nước Nhật. Hiện nay trên toàn nước Nhật có hơn 18000 TTHTCĐ phủ khắp 90% làng, xã, thị trấn. Còn ở Thái Lan từ năm 1977 đã xây dựng mạng lưới khoảng 6000 TTHTCĐ tại cấp xã hoặc liên xã phủ khoảng 85% số xã trên cả nước.
Ở Việt Nam, TTHTCĐ ra đời và phát triển muộn hơn, do Viện Khoa học giáo dục nghiên cứu với sự hỗ trợ của UNESSCO và chính phủ Nhật Bản. Mô hình này được triển khai thí điểm tại một số tỉnh miền núi và đồng bằng phía Bắc vào những năm 1995-1996 như Hòa Bình, Lai Châu, Thái Bình, Bắc Giang. Đến năm 1999 từ những thành công bước đầu, mô hình này được nhân rộng trên cả nước và phát triển nhanh về số lượng. Năm 2005, theo số liệu thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo cả nước đã có 5331 TTHTCĐ đạt trên 45% xã,phường, thị trấn có TTHTCĐ. Các biểu thống kê sau đây phản ánh tiến độ phát triển các TTHTCĐ trên phạm vi toàn quốc trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung chi tiết trong file đính kèm