1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Bác Hồ với các danh nhân triều Lý

BÁC HỒ VỚI CÁC DANH NHÂN TRIỀU LÝ

PHẠM HỒNG VIỆT

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng cũng như trong tác phẩm của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhớ và nghĩ về các triều đại và các nhân vật có nhiều công lao với dân tộc, trong đó có các nhân vật của thời Lý như Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt…. Đối với lịch sử dân tộc ta, Triều Lý (1009-1225) có nhiều công lao to lớn, mở đầu cho sự phát triển toàn diện của đất nước về tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quốc phòng, văn hóa…. Chính triều Lý đã quyết định việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long (1010) để "mưu toan nghiệp lớn, tính kế lâu dài cho con cháu", đã ban hành bộ Hình thư (1042) - bộ luật thành văn đầu tiên của nhà nước phong kiến Việt Nam, đã đặt tên nước Đại Việt (1054) - mở đầu cho nền văn minh Đại Việt rực rỡ trong lịch sử dân tộc, đã đánh bại âm mưu quấy rối miền biên viễn/  phía nam của quân đội Cham-pa, buộc quốc vương Cham-pa phải trả lại cho Đại Việt ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh (Quảng Bình và Bắc Quảng Trị) (1069) vốn là đất của nước ta từ thời đại các vua Hùng, bị Cham-pa xâm lấn vào thời gian đầu của "Thời Bắc thuộc".

Năm 1070 nhà Lý đã dựng Văn miếu, mở Quốc Tử Giám và mở khoa thi đầu tiên (1075) giữa đô thành Thăng Long để tuyển chọn nhân tài cho đất nước. Từ 1075 đến 1077, quân đội nhà Lý dưới sự chỉ huy của Lý Thường Kiệt đã đánh bại quân xâm lược Tống ở phía Bắc, bảo vệ vững chắc non sông Đại Việt và bài thơ "Nam quốc sơn hà" được xem như là một bản Tuyên ngôn độc lập đã ra đời. Năm 1108, đê Cơ Xá (đê sông Hồng ở Thăng Long) - một phần đê quan trọng nhất trong hệ thống đê điều ở châu thổ Bắc Bộ được xây đắp, góp phần quan trọng cho sự bình yên của nhân dân và đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp.

Với việc định đô tại Đại La (Thăng Long) -  một quyết định vô cùng sáng suốt lúc bấy giờ - Triều Lý do Lý Công Uẩn sáng lập thực sự đã mở ra một giai đoạn hết sức quan trọng của lịch sử văn minh nước nhà.

Với một nhận thức rất trí tuệ và một tình cảm dân tộc sâu sắc, trong tác phẩm văn vần "Lịch sử nước ta" được viết ở Việt Bắc năm 1941, Nguyễn Ái Quốc đã có những câu xúc động để ghi ơn nhà Lý và Lý Công Uẩn:

Công Uẩn là bậc phi thường

Dựng lên nhà Lý cầm quyền nước ta

Mở mang văn hóa nước nhà

Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân…

Phải là bậc "phi thường", Lý Công Uẩn mới được quân dân, triều đình tôn lên làm vua, đứng đầu đất nước. Lý Công Uẩn lên làm vua không phải do việc thoán đoạt ngôi vua của triều đại trước mà là do được các quan lại trong triều và một số nhà sư ủng hộ, tôn vinh (1009). Và phải là bậc phi thường nên chỉ một năm sau khi lên ngôi vua, Lý Công Uẩn đã có một quyết định chiến lược lâu dài, sáng suốt, dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra Đại La (Thăng Long). Trong chiếu dời đô, Lý Công Uẩn nhận định Đại La (Thăng Long) là trung tâm bờ cõi đất nước, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi, là chỗ hội hợp của "bốn phương".

Người giảng dạy lịch sử có kể ra nhiều công lao của Lý Công Uẩn và Triều Lý, có thể dẫn ra rất nhiều tài liệu khác nhau để chứng minh điều mà Nguyễn Ái Quốc đã viết. Nhưng điều làm xúc động người đọc chính là sự sâu sắc của lòng biết ơn chân thành đối với cha ông được ẩn chứa trong hai câu văn vần tự nhiên và giản dị:

Mở mang văn hóa nước nhà/Đắp đê để giữ ruộng nhà cho dân.

"Cho dân" vì "nước nhà" mà suy nghĩ, mà hoạt động, mà phấn đấu đó là vẻ đẹp lớn lao của những người cầm quyền đầu Triều Lý được Nguyễn Ái Quốc ca ngợi.

 Từ ngữ và âm điệu trong hai câu văn vần diễn đạt được tình cảm sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc. Và điều quan trọng là những câu văn vần đó không chỉ giúp người đọc nhận thức được công lao của các vua triều Lý, mà còn hiểu được tình cảm và tâm hồn của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Nguyễn Ái Quốc còn kể đến công lao của Triều Lý trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Tống để bảo vệ non sông đất nước ở phía Bắc và công lao đánh bại sự quấy rối của quân Cham-pa -  bước đầu tiên để phát triển công cuộc mở nước ở phía Nam. Và gắn liền với công lao to lớn ấy là một nhân vật tài ba, đức độ… Nguyễn Ái Quốc viết:

Lý Thường Kiệt là hiền thần

Đuổi quân nhà Tống, phá quân Chiêm Thành

Tuổi già phỉ chí công danh

Mà lòng yêu nước trung thành không phai.

Toàn bộ những gì mà Lý Thường Kiệt đã làm không vì lí do nào khác là xuất phát từ lòng yêu nước, một lòng yêu nước sâu sắc, một lòng yêu nước ngày càng sâu đậm với thời gian.

Nhận xét về Lý Thường Kiệt, Nguyễn Ái Quốc đã dùng các từ "hiền thần", "trung thành không phai". Thật khó có từ nào đúng hơn, hợp lý hơn những từ nói trên để nghĩ về Lý Thường Kiệt - một con người không chỉ tài giỏi, thao lược mà còn hết lòng với nước, với triều đình nhà Lý, tận tụy đến cùng, hi sinh cả quyền lợi riêng của mình để phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân vào lúc triều đình nhà Lý đang là đại biểu cho xu thế phát triển của lịch sử dân tộc. Nguyễn Ái Quốc chú ý và hiểu nhiều về "Tuổi già" của danh tướng Lý Thường Kiệt. Trong "Thư gửi các cụ phụ lão" ngày 20-09 -1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: "Xưa nay, những người yêu nước không vì tuổi già mà chịu ngồi không. Nước ta có những người như Lý Thường Kiệt, càng già, càng quắc thước, càng già càng anh hùng". Chủ tịch Hồ Chí Minh nhắc nhở cán bộ và nhân dân ta xứng đáng với cha ông, với những bậc tiền bối như Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo…

Tháng 9 -1945, mười ngày sau khi đọc "Tuyên ngôn Đôc lập" tại Hà Nội - tại mảnh đất mà hơn 9 thế kỷ trước, Lý Công Uẩn đã chọn để định đô, Hồ Chí Minh đã về Đình Bảng - Bắc Ninh để dự lễ kỷ niệm các vua Lý ở đền Lý Bát Đế. Nhân dịp này, người kêu gọi nhân dân phát huy truyền thống cha ông trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước.

Năm 2010, khi cả nước hướng về Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, đọc lại những đoạn văn vần và những ý kiến của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh viết về Lý Công Uẩn, Lý Thường Kiệt và triều Lý, người đọc cảm thấy sâu sắc lòng biết ơn đối với tiền nhân và càng cố gắng học tập - làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ.

P.H.V

Các tin khác