1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Cách chơi chữ

CÁCH CHƠI CHỮ
CỦA BÁC HỒ

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Trong quá trình đi tìm tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng tôi thấy trong mấy tập đầu bộ "Hồ Chí Minh toàn tập" có một số chỗ Bác đã sử dụng cách "chơi chữ". Từ đó mỗi khi có điều kiện tiếp xúc các tác phẩm của Bác, chúng tôi thường chú ý ghi lại lối "chơi chữ" của Người. Tuy chưa sưu tầm được hết, nhưng chúng tôi cũng sơ bộ thấy lối "chơi chữ" của Bác rất đa dạng, có khi bằng tiếng Pháp, chữ Hán hoặc tiếng Việt, khi thì ở một văn bản thuộc thể loại văn xuôi, hay thơ hoặc là lời nói. Lối "chơi chữ" của Bác thường dùng để đả kích, mỉa mai hoặc để giáo dục hay để khôi hài cho vui. Nó không giống như kiểu "chơi chữ đánh đố" của Đào Duy Từ khuyên chúa Nguyễn Phúc Nguyên từ chối chức Thái Phó Quốc Công của vua Lê chúa Trịnh phong cho, mà cũng không giống như câu chuyện Bà Huyện Thanh Quan "vừa khen vừa chê" hai chữ Phúc - Thọ của vua Minh Mạng (?) viết quá cỡ đến mức "phúc tối hậu, thọ tối trường". Những kiểu "chơi chữ" như trên thuộc vào loại giai thoại văn học. Còn lối "chơi chữ" của Bác thì hoàn toàn khác. Trong truyện "Con Rùa" có một nhân vật lý trưởng làng "La Lo". Đây là một tên làng có yếu tố sáng tạo và hài hước. Về Pháp ngữ từ "La" thường đứng trước danh từ thuộc về giống cái, kết hợp với từ "Lo" thành "Cái Lo". Ở đây ý nói nhân vật lý trưởng lo sợ khi được lệnh quan Sứ đòi lên gặp. Vì quá lo lắng, nên ông lý phải bàn với vợ kiếm chút quà để hối lộ. Khi ông lý đến gặp trực tiếp quan Sứ thì vì quá sợ hãi nên ông lý nói lắp bắp: "Mời quan nhận chút qu... pu...  (nguyên văn: ce petit cadeau) ông đã nói lắp từ ca - đô thành ca... ca... , mà caca có nghĩa là phân người.

Một kiểu "chơi chữ" thú vị không kém với kiểu trên là khi Bác viết từ "trône sous" trong Truyện "Lời than vãn của Bà Trưng Trắc" đăng báo L'humanité ngày 24.6.1922. Đây là một câu chuyện mượn lời nói của Bà Trưng Trắc để nói kháy đức vua An Nam làm thượng khách của nước Pháp đang ngủ ở khách sạn nằm mơ thấy Bà Trưng quở mắng. Cuối truyện, đức vua bỗng giật mình tỉnh giấc khi nghe một vị quan hoạn bước vào phòng khom lưng 3 lần, rồi the thé cái giọng đàn bà: Bệ hạ! (trône sous) đã có lệnh lên đường của Tòa Khâm truyền sang rồi đấy ạ! (dịch từ tiếng Pháp) Bác Hồ đã dịch sát chữ "bệ hạ" sang tiếng Pháp thành "trône sous". "Trône" có nghĩa là ngôi vua. Còn từ "Sous" có nghĩa là dưới (hạ) mà "sous" đọc theo âm tiếng Việt cũng có nghĩa là "xu" (đơn vị tiền nhỏ nhất bằng 1/100 đồng tiền Đông Dương). "Sous" còn có hàm ý là vị thiên tử này nằm dưới quyền sai khiến của tên Khâm Sứ người Pháp. "Chơi chữ" như vậy thật là tuyệt diệu. Tờ báo L' Humanité số ra ngày 19.2.1923 có đăng một bài báo của Bác với tiêu đề được dịch là "Vi hành". Trong bài này Bác có dùng một cụm từ được dịch ra là "ông quan bà kiếc" (ses mandarins et mandarines). Đây là một kiểu "chơi chữ" đòi hỏi phải thông thạo tiếng Pháp, bởi ông quan trong tiếng Pháp gọi là mandarin (giống đực) còn cũng chữ này nếu thêm chữ "e" ở đằng sau lại có nghĩa là quả quýt (mandarine), giống cái. Một kiểu "chơi chữ" không sai ngữ pháp chút nào, nhưng khi dịch ra tiếng Việt thì chúng ta không thể dịch là "ông quan và quả quýt" được, mà phải chuyển ý theo lối văn phong của tiếng Việt: "những ông quan và bà kiếc". Nếu dịch là "quan ông và quan bà" thì không ổn, mất tính chất châm biếm của cụm từ này. Tập I trong "Hồ Chí Minh toàn tập", có một bài viết của Bác bằng tiếng Pháp được dịch là: "Lòng ngay thẳng của chính phủ thuộc địa", trong đó có một câu như sau: ... "Chúng ta có nên phàn nàn cho 72.177 kẻ "khốn khổ" là đồng bào của chúng ta đã mua công trái hay không? Chữ "khốn khổ" (pauvre) trong ngoặc kép ở câu này có 2 nghĩa: nếu đặt sau danh từ: un homme pauvre, có nghĩa là một người nghèo; nhưng nếu đặt trước danh từ: un pauvre homme thì có nghĩa là một người đáng thương.

Bác đã đặt chữ "pauvre" trong ngoặc kép để "chơi chữ " cả hai nghĩa.

Tháng 7 năm 1950, đế quốc Mỹ công nhiên can thiệp vào Việt Nam. Bác Hồ đã nói với đồng chí Léo Figère (đảng viên Đảng cộng sản Pháp) rằng: "Việc can thiệp đó có tính chất xâm lược, phản dân chủ và không "Mỹ" chút nào! Và nhất định Mỹ sẽ thất bại ở Việt Nam cũng như ở Trung Quốc trước kia. (Mỹ nghĩa chữ Hán là đẹp, ở đây ý muốn nói sự can thiệp là một hành động không đẹp).

Ngày 9.7.1963, Bác Hồ gửi đăng báo Nhân Dân số 3390 một bài báo có tiêu đề "Sư hinh" (nghĩa đen là tiếng thơm người thầy giáo). Trong bài báo này Bác khen ngợi những việc làm tốt đẹp của thầy và trò nói chung, nhưng đồng thời cũng phê bình một số việc làm thiếu gương mẫu, kém đạo đức của các thầy cô giáo trường cấp II xã Đại Thạch và xã Liên Châu (tỉnh Hà Đông cũ). Sau khi nêu những sự việc cụ thể, Người kết luận: Những thầy giáo này không tiêu biểu cho "Sư hinh" mà họ đã "Sinh hư" - (một kiểu nói lái trong tiếng Việt). Cũng vào khoảng năm này, ở Nghệ An dùng lạc phung phí, không dành lạc để xuất khẩu đổi lấy máy móc, trái lại đem lạc đi nấu kẹo. Biết được thông tin này, Bác viết một bài báo có tiêu đề: "Làm thế nào cho lạc thêm vui", đăng trên báo Nhân Dân số 2912. "Lạc" nghĩa chữ Hán là "vui", còn là một loài cây thuộc họ đậu. Sau khi đã nêu hết ý nghĩa về việc xuất khẩu lạc để đổi lấy máy móc, Bác kết luận bằng 2 câu thơ:

"Làm thế nào cho lạc thêm vui
Đổi lấy máy móc thì bầy tui quyết làm"

Còn sau đây là lối "chơi chữ" của Bác trong lời nói. Chuyện kể rằng: Khi Linh mục Phạm Bá Trực được Hồ Chủ tịch mời ra "gánh vác việc nước", Bác đã nói một câu vừa bất ngờ, vừa vui: "Linh mục và tôi, chúng ta có một việc giống nhau đặc biệt! Linh mục Phạm Bá Trực liền đáp: "Bác và tôi đều không có vợ". Nghe xong, hai vị cùng cười sảng khoái, thân tình như đôi bạn lâu ngày gặp lại. Nhưng rồi Bác Hồ lại có một câu nói khá vui nhộn: "Giống nhau thật, nhưng có một khía cạnh khác nhau ở chỗ linh mục thì không được lấy vợ, còn tôi thì chưa lấy vợ. Nghe xong cả hai cụ cười xòa, với kiểu "chơi chữ" của Bác quả là hóm hĩnh.

Nói chung kiểu "chơi chữ" của Bác Hồ nêu ở trên đây, chúng tôi chỉ chuyển được phần nào ý và cách dùng từ "chơi chữ" từ tiếng Pháp, tiếng Hán dịch sang tiếng Việt, nhằm giới thiệu bạn đọc cách "chơi chữ" với mục đích châm biếm, giễu cợt, mỉa mai, khôi hài trong nói lái, trong cách dùng từ... mà chúng tôi rất khó diễn đạt hết ý của tác giả. Mong bạn đọc thông cảm và chỉ dẫn cho.

N.T.C
(Sưu tầm - giới thiệu)

Các tin khác