1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Chơi hoa và cây cảnh

CHƠI HOA VÀ CÂY CẢNH

NGUYỄN XUYẾN

Hoa và cây cảnh tô đẹp thiên nhiên và cuộc sống. Hoa, cây cảnh ngày Tết là hình ảnh mãi mãi đi vào trong nền văn hóa dân gian nước ta.

Người chơi hoa, cây cảnh thường rất sành kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc cành hoa, cây cảnh. Từ tháng tám âm lịch, người chơi hoa đã lo chăm sóc, tỉa lá, nhánh cho khóm hoa của mình làm sao cho đúng Tết Nguyên đán là có hoa nở đón năm mới và chơi Tết. Sang thì thược dược, đại đóa, phong lưu như ngọc nữ, hoa đào, hoa lan, trưởng giả như bạch trúc, trà mi, vương giả như thủy tiên v.v...Mỗi thứ có một cách riêng, một cõi riêng trong nghệ thuật chơi hoa, cây cảnh ngày Tết.

Hoa mai đẹp, lại trỗ ngay trong tiết đông đầy sương giá, nên thế nhân đã tôn tụng mai là "Hoàng hậu của các loài hoa". Hoa mai chẳng những đẹp về màu sắc lại luôn luôn tươi thắm. Đến lúc tàn, mai vẫn có sức cuốn hút kỳ diệu. Nguyễn Trãi đã ví những cánh hoa mai rơi như ngọc rụng: "Ngắm hoa tàn, xem ngọc rụng" (Tự thán). Với vẻ đẹp và tinh thần trong trắng ấy, mai dễ chiếm được lòng người.

Tùy kiểu dáng và đặc trưng của từng loại mà mai có những tên khác nhau. Hoa trắng tinh khôi gọi là bạch mai, cũng có người gọi là chi mai hoặc mai ngự sử. Hoa mai có đế hoa màu xanh thì gọi là mai thanh đài. Hoa mai có màu vàng gọi là thanh mai, do trỗ bông vào tháng chạp nên cũng gọi là lạp mai, còn trỗ cả bốn mùa thì gọi là mai tứ quý, có người gọi là mai trường an. Hoa mai màu đỏ gọi là hồng mai. Hoa mai có đế hoa màu hồng ngọc, cũng có loại đế hoa màu xanh, có cành đan cài giống hình chữ "nữ" (chữ nho) như sáu cái gạc nai thì gọi là mai thanh đài lục ngọc. Loại hoa mai màu tím, có trái màu vàng, cả hoa và trái đều kết thành chùm, nhiều và dài như xâu chuỗi, gọi là mai chuỗi. Có loại mai màu trắng, nhỏ, quý phái, khi hoa nở chếch nghiêng mình xuống nên gọi là mai chiếu thủy. Mai vàng là loại hoa quý mà thiên nhiên dành cho đất nước ta, là biểu tượng đẹp sống mãi trong hồn nhân dân Việt Nam. Nó có chỗ đứng riêng trong thi ca dân gian. Mai biểu hiện cho những tình cảm phong phú, đa dạng là mảng đề tài lớn cho các nhà thơ, người quân tử gửi gắm những kỳ vọng của con người đối với cuộc đời, tình yêu nhân loại. Mai được cách điệu hóa như là con người sống có vui, có buồn và là sứ giả báo tin xuân, là người mang đến những may mắn của những năm mới bắt đầu. Trong nhiều thứ hoa đã đi vào văn học, hoa mai đặc biệt được các nhà thơ yêu thích. Có lẽ, tại hoa mai tượng trưng cho sự thanh cao, đồng thời tượng trưng cho khí phách xung hàn, chịu đựng được mùa đông khắc nghiệt để rồi bừng nở vào mùa xuân. Nguyễn Du xem mai như người bạn cố tri:

"Nghêu ngao vui thú yên hà
Mai là bạn cũ, hạc là người quen".

Cao Bá Quát là bậc thánh của thi ca, người anh hùng khởi nghĩa chống chế độ phong kiến bạo tàn và đã hy sinh nơi trận tuyến, vậy mà:

"Thập tải luân giao cầu cổ kiếm
Nhất sinh đê thủ bái mai hoa".

Nghĩa: Mười năm xuôi ngược giao du, quyết tìm thanh kiếm cổ, suốt một đời chỉ biết cúi đầu vái trước hoa mai.
Cao Bá Quát còn để lại cho hậu thế bài thơ trồng mai:

"Đầu non ngắm hạt mai gieo
Giống thanh gửi chốn núi đèo xanh tươi.
Nữa mai Xuân điểm bầu trời
Bức tranh tuyệt tác cho đời ngắm chung".

(Hoàng Tạo dịch)

Người ta còn chơi trúc trong dịp Tết như mai (trúc mai song lão). Ngoài giống trúc thường, trúc làm kiểng gồm có: trúc thất hiền,

trúc bầu rượu, trúc bạch lang, trúc hoàng bào, trúc mai ông, trúc hoàng hạ, trúc quốc lão... Trúc chịu được khí hậu khắc nghiệt. Ở miền Trung và miền Bắc, trồng trúc hợp hơn ở miền Nam, bởi trúc rất sợ phèn, nên ở hai miền này thường có trúc đẹp chơi Tết.

Thủy tiên được liệt vào "vương giả chi hoa" bởi vì giống quý hiếm, hoa sắc trắng thanh cao mà hương thơm thì phảng phất mênh mông. Chơi thủy tiên là cái thú cao sang mà là người phải đam mê thực sự mới được, vì muốn có hoa thủy tiên chơi ba ngày Tết thì phải lắm công phu và khéo tay. Thường thường người ta chuộng thủy tiên đơn hơn là thủy tiên kép, bởi lẽ, thủy tiên đơn cho hoa lớn, màu trắng hơn và hương thơm dịu lâu.

Hoa đào là loại hoa chỉ những người con gái đẹp. Nguyễn Du đã có câu: "Vẻ chi một đóa hoa đào". Hoa lay-ơn nói lên sự hẹn hò. Hoa hồng tượng trưng cho tình yêu. Hoa cam chỉ sự trinh bạch, nên cô dâu thường đội vòng hoa cam trong ngày cưới. Hoa mẫu đơn chỉ mối tình thành thực, trọn vẹn. Hoa cúc tượng trưng cho người ẩn dật. Nhiều nhà thơ thường ví hoa cúc bách nhật với lòng chung thủy của người phụ nữ. Hoa huệ tượng trưng cho sự thanh khiết, nên thường được bày ở bàn thờ Phật. Hoa dạ hương e ấp, không thốt nên lời. Hoa cẩm chướng thầm tạ ơn lòng. Hoa nhài ngây ngất, lãng mạn chỉ nở về ban đêm. Hoa lưu ly xin đừng quên nhau. Hoa sen tượng trưng cho người quân tử...

Mỗi màu hoa có một ý nghĩa nhất định. Màu hoa trắng biểu thị sự trong sạch. Màu xanh nhạt chỉ sự xoa dịu, đam mê. Màu hoàng yến đường hoàng, kiêu hãnh. Màu phấn hồng êm ái, ôn nhu. Màu tím cà lâng lâng thoát tục. Màu tím than an ủi đau thương. Màu đỏ sậm tượng trưng máu lửa.

Vườn hoa của người phương Đông được xây dựng chủ yếu dựa vào thiên nhiên, trong đó có một bể nước nhỏ, đặt hòn đá đẹp, chung quanh có đàn cá bơi lội tung tăng. Trên hòn non bộ có tháp, cầu, lâu đài và tượng ngư, tiều, canh, mục tượng trưng cho con người và vũ trụ bao la. Vườn Quỳnh Giao dưới thời vua Lê Thánh Tông tiêu biểu cho vườn hoa của phong kiến Việt Nam, là vườn ngự uyển với nhiều cây quỳnh, cành giao và nhiều loại hoa quý lạ tập trung ven hồ mà hương thơm dịu tỏa ngát một vùng kinh đô.

Có người yêu hoa và cây cảnh gần như say đắm. Họ thưởng thức sắc đẹp, hương thơm của hoa và tìm thú vui "khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên". Cái thú chơi hoa của người xưa rất cầu kỳ, phải xem truyện "Hương cuội" của Nguyễn Tuân tả cảnh chăm sóc vườn hoa lan, thưởng thức hương lan và tiệc rượu "Thạch lan hương", ta mới thấy hết niềm yêu thích, say mê của các cụ đối với một loài hoa (Vang bóng một thời - Nguyễn Tuân).

Ngày xuân, ngồi bên hoa, cây cảnh, nhắm rượu mừng năm mới, cảm thấy lòng mình thanh thản và ấm áp lạ thường. Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, dưới gốc mai vàng và bên ly rượu, ư ử ngâm Kiều. Nhà văn Vũ Trọng Phụng ngồi nhắp rượu, chờ đón giao thừa. Chuyện chơi hoa, cây cảnh ngày Tết có nhiều huyền thoại lắm, xưa nay nói nhiều, nhưng không sao hết.

N.X

Các tin khác