1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Chút tản mạn về... hoa

NGÀY XUÂN
CHÚT TẢN MẠN VỀ... HOA

KHÁNH YÊN

Từ ngàn xưa, hoa được coi là thông điệp của tâm hồn. Mỗi chúng ta ai chẳng yêu hoa… Ai chẳng có kỷ niệm đẹp về những loài hoa. Và cũng từ ngàn xưa, hoa bao giờ cũng được coi là biểu tượng của cái đẹp -

cái mà hầu hết các thi sĩ cổ kim, Đông-Tây không thể dửng dưng. Hoa là đặc trưng của cái đẹp, là niềm kiêu hãnh, ước nguyện của bao con người vươn tới cái đẹp. Hoa đã đi vào trong thơ ca, trong nhạc, họa...

Nào xin mời ghé thăm hoa trong các vần thơ dân dã, vô cùng mộc mạc, giản dị, nhưng cũng vô cùng thú vị trong thơ ca của các dân tộc ít người. Đến với đồng bào dân tộc Ba Na ở núi rừng vời vợi của các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên, nhất là ở Kon Tum hay miền tây của tỉnh Bình Định, chúng ta sẽ được nghe những làn điệu dân ca diệu vợi vừa mộc mạc, đơn sơ, vừa tinh tế và sinh động như chính cuộc sống của người Ba Na- mà trong đó có muôn vàn vần điệu nói về hoa. Vâng, có thể nói, đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên là hoa. Hoa được xem như một thứ của quí mà Yang trời đã ban tặng cho họ. Chính đồng bào nơi đây đã từng giãi bày rằng: "Hoa! ở đâu cũng thấy hoa/Hoa tắm ở dưới nước/Hoa mọc ở trên cành cao/Hoa mọc ở nơi nào cũng đẹp cũng thơm…"). Và vì thế, người Ba Na thường hay mượn hoa để nói về cái đẹp của người phụ nữ : "Bên suối, em đẹp như hoa cheng reh/Trên ngọn, em đẹp như hoa ở trên ngọn/A drong, em đẹp như hoa A drong đỏ giữa rừng/Em đẹp - như thần tiên xuống tắm sông trong…". Giữa bạt ngàn của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, có một loài cây mang tên A.drong. Đây là một loại cây to, thẳng đứng, vút cao lên ngang tầm với những rừng cây. Khi A.drong trổ hoa, hoa  kết thành từng chùm, màu đỏ, cánh giống như cánh hoa Blang trông rất đẹp. Đứng từ dưới ngước mắt nhìn lên cao thấy đỏ, đỏ hoa A.drong. Từ đằng xa nhìn lại, cũng thấy đỏ, đỏ hoa A.drong. Càng nhìn càng thích ngắm hoa A.drong đẹp. Cũng chính vì thế mà đã bao đời nay, hoa A.drong đã đi vào trong cuộc sống tâm hồn và thơ của người Ba Na. Chị em phụ nữ yêu hoa thường hay ví von những anh chàng thanh niên đẹp đẽ, khoẻ mạnh, có khi đẹp như hoa A.drong : Anh đẹp như hoa A.drong/Ven rừng đâu đây, hoa đỏ rực/Hoa đẹp, càng muốn ngó, muốn trông/Càng ngó, càng trông, càng thấy tiếc/Muốn cõng hoa đẹp-cùng sáng ông/Nhưng hoa chỉ chín ở trong lòng/Anh đẹp như hoa A.drong... Còn trên vời cao của núi rừng Việt Bắc, Tây Bắc điệp điệp, trùng trùng, ngay trong các làn điệu Sli, lượn thì hình tượng hoa là hình tượng đặc sắc hơn cả. Hoa trong Sli, lượn rực rỡ "ngời tận mắt, chói tận mắt". Nơi đây, hoa với người mãi mãi là nghĩa, là tình, là bạn bè thân thương ấm áp, cho nên cả bốn mùa trong Sli, lượn đều có hoa: "Tháng giêng hoa xòe nụ âm âm/Hoa "loỏng" nở tháng hai thơm ngọt/Tháng ba hoa "mạ" nở làm mùa/Hoa guổt nở tháng năm mùa cấy/Hoa "kim hoa" tháng sáu sáng trưng/Tháng bảy là hoa bòng trắng nõn/Hoa "con gái" tháng tám non tươi/"Ke tóm" nở vàng ngời tháng chín/Tháng mười hoa "phón" nở sáng bừng/Tháng một hoa dâu nở trắng bông/Em nói bạn sớm trưa hãy nghĩ/Tháng chạp là hoa mận trắng ngần/Quế chi hoa "thanh tân" để tắm/Cả trẻ già được trắng như hoa". Hình tượng hoa nơi đây quả là diệu vợi.

Đến với các thi nhân từ cổ chí kim, ta cũng dễ dàng bắt gặp các loài hoa trong rất nhiều tác phẩm của họ. Hữu Loan có "Màu tím hoa sim" được xem là một trong những bài thơ tình hay nhất của thế kỷ 20 và là bài thơ đầu tiên được mua bản quyền bởi một doanh nghiệp với giá 100 triệu đồng. Bài thơ có những câu thơ về loài hoa dại nhưng dấu ấn của nó thì thật vô cùng: "Chiều hành quân/Qua những đồi hoa sim/Những đồi hoa sim/những đồi hoa sim dài trong chiều không hết/ Màu tím hoa sim/tím chiều hoang biền biệt/Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa/Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu/Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau/Chiều hoang tím có chiều hoang biết/Chiều hoang tím tím thêm màu da diết/Nhìn áo rách vai/Tôi hát trong màu hoa/Áo anh sứt chỉ đường tà/Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu.../ Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm/ Tím tình ơi lệ ứa/ Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành...". Nguyễn Bính - nhà thơ của làng quê - thì màu hoa tràn ngập các thi phẩm : từ hoa hồng, hoa đào đến hàng trăm loài hoa quê dân dã khác. Chỉ hai câu thơ ngắn thôi mà ta thấy đã có tới sáu loài hoa : "Sớm đào, trưa lý, đêm hồng phấn/Tuyết hạnh, sương quỳnh, máu đỗ quyên" (Xóm Ngự Viên). Tuy nhiên, chưa có một tác phẩm văn học nào lại có số câu, chữ nói về hoa và số lượng loài hoa được đề cập tới lại nhiều như trong tác phẩm truyện Kiều của Nguyễn Du. Nhà thơ đã có những câu thơ miêu tả về 44 loài hoa và cây khác nhau. Hoa đào là loài hoa được Nguyễn Du đưa vào truyện Kiều nhiều nhất, có đến 23 câu thơ. Nào là "Đào nguyên lạc lối đâu mà đến đây"; "Đào tiên đã bén tay phàm"; "Xót thân liễu yếu thơ đào"; "Khóa buồng xuân để đợi ngày đào non". Hay : "Rầy đào tối mận lân la"; "Đào đã phai thắm, sen đà nẩy xanh"; "Xót thay đào lý một cành"; "Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông"; "Đào non sớm liệu se tơ kịp thì" v.v... Nhưng, như một nhà thơ nào đó đã từng thốt lên rằng : "Trăm hoa anh dẫn em xem/Nhưng hoa nào đẹp bằng em -

Hoa Người/Hoa Người đẹp nhất em ơi/Không hương sắc lại bằng mười sắc hương"...

Hoa không chỉ làm đẹp thêm cho đời. Hoa còn có rất nhiều tác dụng trong đời sống con người. Ví như hoa còn được dùng để chữa bệnh chẳng hạn. Hoa Cúc có thể sử dụng với dạng nấu nước uống như nước giải khát hoặc sắc uống để chữa đau đầu, chóng mặt, hoa mắt, đau mắt, cao huyết áp, sốt. Hoa Sứ (hoa Đại) có tác dụng hạ huyết áp, chữa ho, tiêu đờm, tiêu thũng, chữa cảm sốt, kiết lị, viêm tắc động mạch. Hoa Hồng có tác dụng hoạt huyết, điều kinh, giải độc, ho viêm họng, lở loét mồm... Hoa Hòe dùng điều trị cao huyết áp, ngăn ngừa xuất huyết do vỡ mao mạch, chữa ho ra máu, tiểu ra máu, chảy máu cam. Hoa Dâm bụt: Dùng lá và hoa giã nhỏ trộn với muối đắp lên mụn nhọt sẽ giúp giảm đau và chóng vỡ mủ; có thể dùng hoa pha nước uống như uống trà để thông tiểu và chữa mẩn ngứa. Có thể dùng nước hoa Cam uống để làm êm dịu thần kinh. Hoa Khế dùng chung với lá khế, cành non, nấu sôi dùng để xông hoặc tắm chữa lở loét, dị ứng v.v... Hoa trong đời sống con người thật là kì diệu và hữu ích. Nhưng "chơi hoa đã dễ mấy người biết hoa". Vậy nên người viết có chút mạo muội tản mạn đôi điều...

K.Y

Các tin khác