1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Dạy và học theo tinh thần đồng đội

DẠY VÀ HỌC THEO TINH THẦN ĐỒNG ĐỘI

PHAN TẤN TÔ

Dạy và học theo tinh thần đồng đội -Enseigner en équipe- nhóm từ này cũng có thể dịch là Dạy và học theo nhóm (Enseigner: Dạy, giảng dạy, équipe: ê kíp, đội, nhóm). Nhưng gọi như vậy, chúng ta thường chỉ nghĩ đơn thuần đến việc phân chia học sinh thành nhóm. Ở đây, nhóm trong nhà trường được hình thành theo quan hệ đa chiều với người giáo viên, bao gồm các nhóm:

Giáo viên và giáo viên

Giáo viên và cán bộ, nhân viên

Giáo viên và gia đình học sinh

Giáo viên và nhóm học sinh.

Thật ra, trong quá trình dạy-học, chúng ta đã quen với lề lối làm việc tập thể. Nhưng thực tế hiệu quả công việc phối hợp, cộng tác làm việc chưa cao. Hình như chỉ mới quan tâm đến hình thức tổ chức theo nhóm mà chưa phát huy được tính đồng đội.

Về nhóm giáo viên-giáo viên, tính đồng đội thể hiện khá tích cực có lẽ là việc góp ý bài dạy cho bạn để dạy thao giảng, minh họa chuyên đề, hay dự thi giáo viên giỏi. Một vài hoạt động cần thiết khác mà nhà trường chúng ta chưa làm được, ví dụ như hai giáo viên dạy văn hai lớp cùng khối lớp, một giáo viên có sở trường về dạy văn học cổ, một giáo viên có sở thích về thi ca. Nếu vì quyền lợi của học sinh và lợi ích của giáo viên, thì hai giáo viên này có thể, đề xuất với ban giám hiệu cho giáo viên đầu giảng dạy một vài tiết văn học cổ của lớp giáo viên sau và giáo viên sau đảm trách vài tiết về thi ca của lớp giáo viên đầu. Ở đây, mỗi giáo viên đảm nhận một chuyên đề mà mình thông thạo, còn học sinh thì có được nhiều giờ dạy tốt, học được hai kinh nghiệm. 

Mỗi mô hình dạy học theo nhóm trên đây có nhiều vấn đề cần nghiên cứu. Trong phạm vi bài này xin bàn về kĩ năng tổ chức dạy học theo nhóm học sinh. Đây là một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp hiện nay.

* Dạy học theo tinh thần đồng đội theo nhóm học sinh là tạo điều kiện cho các em tham gia tích cực vào tiến trình học tập, tham gia thảo luận để đưa ra quyết định của nhóm. Làm như vậy có tác dụng vừa rèn luyện khả năng làm việc độc lập, vừa rèn luyện năng lực cộng tác, giúp học sinh phát triển kĩ năng tư duy. Dạy học theo tinh thần đồng đội là dạy kĩ năng sống, làm việc theo nhóm, theo tập thể. Một kĩ năng rất cần thiết của cuộc sống.

Đây là mô hình dạy học quen thuộc của giáo viên, nhưng trong quá trình thực hiện còn gặp một số sai sót cơ bản mà chúng ta thường bỏ qua. Giáo viên dường như chỉ chú trọng đến kết quả bài làm, đến sản phẩm của nhóm mà chưa quan tâm đến quá trình tạo ra kết quả. Khi nhận được kết quả, giáo viên mặc nhiên xem đó là sản phẩm của cả nhóm, dù rằng thực tế, có lúc, đó chỉ là sản phẩm của một bộ phận của nhóm (!). Nhà sư phạm Phillipe Meirieur đã đánh giá tình hình này như sau: Sự tồn tại của kẻ sử dụng sẽ đưa nhóm đến sự phân công mới, đến việc sử dụng triệt để những thành viên thành thạo, đến việc loại trừ (tự nguyện hay bắt buộc) những thành viên mà năng lực còn hạn chế. Và rốt cuộc, nhóm chia ra hai thành phần: một thành phần tham gia và một thành phần "thất nghiệp". Bởi vì nếu những học sinh yếu tham gia vào sẽ làm giảm giá trị của sản phẩm. Như vậy, dần dần loại trừ sự học tập của những người cần được học tập.

Đó là tình trạng khá phổ biến khi tổ chức làm việc theo nhóm. Sở dĩ có tình trạng đó vì giáo viên không quan tâm đến việc tổ chức, hướng dẫn hoạt động nhóm làm việc trên tinh thần cộng tác, đồng đội.

* Điều kiện để nhóm hoạt động tốt.

- Số lượng: Tùy tình hình công việc mà qui định số người nhiều ít. Thông thường nhóm từ 6-12 học sinh là vừa. Nếu nhóm lớn thì nên phân ra các nhóm nhỏ (theo yêu cầu nhiệm vụ). Nhờ đó, các thành viên hiểu nhau dễ dàng, gắn bó nhau hơn, sự liên hệ, giao tiếp thuận tiện, dễ đi đến các quyết định chung.

- Thành phần: Theo chỉ định hay tự chọn. Tuy nhiên, nên phối hợp cả hai để làm sạo tạo được sự tương đồng càng cao càng tốt. Sự tương đồng về suy nghĩ, tính tình, thái độ trước công việc… là yếu tố cần thiết, là động lực hấp dẫn, kích thích hoạt động của nhóm. Tuy vậy, sự tương đồng cũng có mặt trái của nó. Nếu trong nhóm có sự tương đồng cao, nhiều khi dẫn đến sự suy nghĩ một chiều, khó phát huy được sáng tạo. Tổ chức nhóm cũng nên xáo đổi để rèn luyện cho học sinh có kĩ năng thích ứng với các tình huống mới.

- Hoạt động nhóm phải có tổ chức, nghĩa là cần cử ra nhóm trưởng, thư kí, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, có kế hoạch hoạt động, có biên bản làm việc. Nhóm phải đạt được 3 đặc điểm:

+ Mỗi nhóm có một nhiệm vụ chung,

+ Mỗi thành viên có trách nhiệm đóng góp những ý kiến của mình cho nhóm.

+ Ai cũng có cơ hội thành công, nế biết cố gắng.

Muốn được như vậy, mỗi nhóm nên được giao một đề tài riêng, mỗi thành viên đảm trách một công việc cụ thể. Điểm số của nhóm là điểm của các thành viên cộng lại. Các nhóm không ganh đua nhau, nhóm nào cũng có cơ hội thắng.

- Sinh hoạt nhóm ở lớp học, điều khó khăn thường gặp là việc bố trí chỗ ngồi của học sinh. Thông thường học sinh bàn trước ngồi quay lại ghép với học sinh bàn sau thành một nhóm. Nếu có điều kiện nên xếp bàn theo hình chữ U, hay hai dãy (mỗi dãy học sinh ngồi đối diện nhau), sao cho sự liên hệ giữa giáo viên và các nhóm gần gũi, thuận lợi. Đối với nhóm sinh hoạt ngoài giờ lên lớp theo lối tự quản. Khi không có mặt giáo viên thì việc đánh giá kết quả của nhóm sẽ gặp khó khăn. Do đó giáo viên cần quan tâm khi giao nhiệm vụ và cẩn thận khi xem xét, kiểm tra, kết quả.

* Yêu cầu của nhóm trưởng: Để điều hành nhóm có hiệu quả, nhóm trưởng phải:

+ Luôn luôn gương mẫu trong phần việc được giao. Nắm vững mục tiêu của nhóm, và hướng hoạt động nhóm đi đúng mục tiêu yêu cầu.

+ Biết lắng nghe, tôn trọng ý kiến của các thành viên. Có khả năng động viên người khác tham gia.

+ Làm việc vì tập thể, không đặt quyền lợi cá nhân hay bè nhóm lên trên tập thể.

Nhóm trưởng cũng phải được thay đổi, luân phiên. Vì mục đích của giáo viên là rèn luyện cho các em kĩ năng biết điều hành tổ, nhóm. Nếu một học sinh còn rụt rè, non kém thì cử thêm học sinh khá hỗ trợ, cùng với sự hướng dẫn của thầy.

Về vai trò nhóm trưởng, theo Guy Delaire và Hubert Ordronneau, có 3 loại: 1.Loại có xu hướng điều khiển theo lối độc đoán; 2.Loại có xu hướng điều khiển theo kiểu dân chủ; 3.Loại điều khiển theo lối buông thả, ba phải. Sau đây là mẫu nhóm trưởng điều hành theo kiểu dân chủ:

+ Trước buổi họp: Chuẩn bị trước một đề cương, đưa ra một số hướng để nhóm thảo luận, lựa chọn.

+Khi điều hành, nếu có ý kiến phê bình hay đối lập với nhóm trưởng thì nhóm trưởng không nên đối cãi, mà tiếp tục thảo luận để làm rõ quan điểm của mỗi người. Nhóm trưởng biết tôn trọng ý kiến người khác, khi phát biểu phải cẩn trọng, khiêm tốn, phải chọn lúc thuận tiện để mọi người chú ý.

+ Khi trong nhóm có ý kiến trái ngược thì xem đó là phản ứng bình thường phải đối diện và biết  tìm cách hóa giải, biết tin tưởng vào khả năng của các thành viên. Nếu có xu hướng đi chệch mục tiêu thì phải biết điều chỉnh.

+ Khi có người không phát biểu, nhóm trưởng phải chú ý đến anh ta, tìm cách tác động vào họ, cách làm nhẹ nhàng, không cứng nhắc, tránh gây tự ái. Phải biết cách gợi ý, đưa câu hỏi theo nhiều cách khác nhau, thu hút nhiều người tham gia. 

+ Khi tổng kết, đánh giá phải xem đó là thời điểm quan trọng, khó khăn và bổ ích. Do đó phải chú trọng đến tất cả kết quả đạt được và sự nỗ lực của toàn nhóm. Nếu nhóm có xu hướng dẫn đến những kết quả không giống như mình dự đoán thì cũng chấp nhận, không nên xem đó là một thất bại mà tự bảo: Có lẽ điều đó phù hợp hơn với những nhu cầu thực sự của nhóm.

* Yêu cầu của một học sinh để làm việc theo nhóm: Để có thể tham gia hoạt động nhóm, cần bồi dưỡng cho học sinh một số nhận thức đúng.

- Phải hiểu rằng, nhóm là một tổ chức nhằm hoạt động để đạt được nhiệm vụ mà tập thể được giao.  

- Phải có thái độ thích ứng từ bỏ lợi ích cá nhân mà vì lợi ích người khác hay của nhóm. Ví dụ: Anh có thể từ bỏ giữa chừng một vai trò mình ưa thích, để nhận một nhiệm vụ khác, hoặc chấp nhận một ý kiến, quan điểm khác.

- Tôn trọng những chuẩn mực của nhóm, của tập thể, biết phục tùng sự phân công. Ví dụ có khả năng nhận một vai trò theo chỉ định hoặc theo sự bốc thăm, hoặc có thể chuyển sang nhóm khác... vì có lợi cho nhóm, cho buổi sinh hoạt chung.

Xác định được vị trí của mình và mối quan hệ của bản thân với người khác trong nhóm. Nhận thức về các ý kiến, quan điểm tranh chấp trong nhóm hay giữa các nhóm và có ý thức tham gia giải quyết, thương thuyết, tìm ra sự tương hợp, hoặc làm giảm bớt sự mâu thuẫn.

Như vậy, dạy học theo tinh thần đồng đội là cơ hội để mọi thành viên dần dần phát hiện ra hình ảnh của chính mình và hình ảnh người khác có về mình. Trong sinh hoạt nhóm cho phép mọi người học tập kinh nghiệm của nhau, qua đó học sinh được rèn luyện trong quan hệ giữa người và người, đó là mối quan hệ rất quan trọng trong xã hội mà nhà trường cần trang bị cho học sinh.

P.T.T

Các tin khác