1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Điều kỳ diệu

ĐIỀU KỲ DIỆU TRONG SỰ GẶP GỠ
GIỮA HỒ CHÍ MINH VÀ LÊ NIN
LÀ TƯ TƯỞNG ĐOÀN KẾT

PHẠM HỒNG VIỆT

Sách giáo khoa Lịch sử 12 PTTH (NXB GD 2008) có viết:

"Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc "Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin đăng trên báo "Nhân Đạo" của Đảng Xã hội Pháp. Luận cương Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập tự do của nhân dân Việt Nam".

Ở đây có một vấn đề mà người học Sử cần được hiểu rõ vì sao lại có thể nói "Luận cương của Lênin đã giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định con đường giành độc lập và tự do của nhân dân Việt Nam".

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói về sự xúc động của Người khi đọc Luận cương của Lênin. Người viết: Vào năm 1920, khi tham gia Đảng Xã hội Pháp, "Tôi biết rất ít về Cách mạng tháng Mười và về Lênin,… Tôi chưa hề đọc tác phẩm nào của Lênin." Trong Đảng Xã hội Pháp, "Tôi nêu câu hỏi: "Ai khẳng định rõ ràng là mình đoàn kết với các dân tộc bị chủ nghĩa thực dân áp bức?" (1) thì người ta trả lời: Quốc tế thứ ba. Rồi một đồng chí đưa tôi đọc "Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa" của Lênin vừa đăng trên báo Nhân Đạo" (2).

Tờ báo "Nhân Đạo" ra ngày 16 và 17/7/1920 có đăng Luận cương của Lênin. Do vậy, Nguyễn Ái Quốc trực tiếp đọc bài báo nói trên phải là sau ngày 17/7/1920 nói trên. Bài báo của Lênin tuy khó hiểu nhưng cuối cùng Nguyễn Ái Quốc cũng có thể hiểu được. Người viết:
"Bài đó khó hiểu, vì có những từ ngữ mà tôi không biết rõ. Nhưng tôi đọc đi đọc lại và dần dần tôi hiểu ý nghĩa của nó một cách sâu sắc. Bản thân Luận cương làm cho tôi cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi xúc động đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ, đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta." (3)
Trong bài thơ "Người đi tìm hình của nước", Chế Lan Viên đã diễn đạt rất cảm động cái phút "lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin":

Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc
Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin
Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp
Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin
Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc:
"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"
Hình của Đảng lồng trong hình của Nước,
Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười. (4)

Điều gì trong những dòng chữ của Lênin đã làm cho Nguyễn Ái Quốc cảm động và vui mừng? Đó chính là tư tưởng đại đoàn kết giữa cách mạng vô sản ở các nước phương Tây với cách mạng ở các nước thuộc địa. Lênin viết: "Việc xích lại gần nhau giữa những người vô sản và nhân dân lao động tất cả các dân tộc và các nước … phải được coi là quan trọng bậc  nhất trong đường lối của Quốc tế Cộng sản đối với vấn đề dân tộc và thuộc địa. "Không có sự đoàn kết ấy, không thể nào thủ tiêu được ách thống trị dân tộc và sự bất bình đẳng." (5) Chính cái công thức này là ánh chớp hé mở con đường cứu nước đúng đắn mà Nguyễn Ái Quốc đã phải bao năm xa nước để tìm tòi. Con đường cứu nước đúng đắn ở đây là muốn giải phóng dân tộc khỏi ách thực dân đế quốc, cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phải đoàn kết, gắn bó với cách mạng thế giới; cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa phải trở thành bộ phận cách mạng thế giới.

Lênin đã từng phát triển khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới liên hiệp lại" của C.Mác thành khẩu hiệu "Vô sản toàn thế giới và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại!"

Chủ tịch Hồ Chí Minh kể lại:

"Từ ngày Luận cương của Lênin đã soi sáng cho tôi, tôi không dự các cuộc họp của Đảng một cách thụ động nữa." Trong các cuộc tranh luận ở các chi bộ của Đảng Cộng sản Pháp, tôi nêu câu hỏi: "Nếu các đồng chí không đoàn kết với các dân tộc thuộc địa thì các đồng chí làm thứ cách mạng gì?" Chủ tịch Hồ Chí Minh còn viết: "Lênin không những đã giải phóng dân tộc mình mà còn muốn giải phóng các dân tộc khác. Người hoạt động để giải phóng người da vàng cũng như người da đen hoặc người da trắng." (6)

Có thể nói tư tưởng đoàn kết, đoàn kết giữa cách mạng ở các nước phương Tây với cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa là điều kỳ diệu trong sự gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với Lênin từ 90 năm trước (năm 1920). Chính là từ trong điều kỳ diệu này mà Hồ Chí Minh tìm thấy được một trong những cẩm nang quan trọng nhất cho cuộc đấu tranh để giải phóng dân tộc mình.

Trong suốt cuộc đời của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh phấn đấu không mệt mỏi cho tình đoàn kết quốc tế trong sáng: năm 1921 - Người tham gia sáng lập ra "Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari", năm 1925 - tại Quảng Châu, Người tham gia sáng lập ra "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông". Và kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1930), Cách mạng Việt Nam luôn đoàn kết gắn bó với các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của tất cả các nước, với các trào lưu tiến bộ của nhân dân thế giới. Và ngược lại Cách mạng Việt Nam cũng thường xuyên nhận được sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, của Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa (trước kia và hiện nay), của các Đảng Cộng sản và công nhân, của các lực lượng dân chủ tiến bộ ở tất cả các nước. Tình đoàn kết quốc tế đó đã góp phần rất cụ thể và thiết thực vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945, vào chiến thắng Điện Biên Phủ, vào sự nghiệp giải phóng Miền Nam - thống nhất đất nước, vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước của Việt Nam.

Bước sang thế kỷ XXI, bộ mặt thế giới và các mối quan hệ quốc tế đã thay đổi rất nhiều so với thế kỷ XX. Dẫu vậy, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng do Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, nhân dân ta luôn lưu giữ những tình cảm đoàn kết trong sáng với bè bạn, luôn coi trọng tình đoàn kết quốc tế chân chính, coi trọng sự ủng hộ của nhân loại tiến bộ, phát triển mối quan hệ hòa bình, hữu nghị, cùng có lợi với các nước, các dân tộc.

P.H.V

Các tin khác