1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Dưa món

DƯA MÓN

LƯƠNG THỊ HỒNG ĐÀO
(Đà Nẵng)

Ở miền Trung những ngày Tết làm sao thiếu được thẩu dưa món trong nhà. Đĩa dưa món thường có một vị trí quan trọng trong mâm ngày Tết.
Thường dưa món phải múc trong chén kiểu nhỏ hoặc dĩa nhỏ. Men sứ trắng và láng sẽ khiến ta nhìn rõ hơn dưa món hơi keo, và sáng hơn những miếng dưa món màu vàng ẩn, màu cam cùng màu đỏ tươi của vài lát ớt.
Vật liệu làm dưa món không cầu kỳ. Đu đủ già, cà rốt, củ cải, củ kiệu... Tuỳ nơi có thể thêm bớt nhiều ít. Có điều thứ nào đưa vào dưa món cũng có thêm giá trị.
Đu đủ gọt vỏ, chẻ từng miếng, chuối cạnh, khía những rãnh theo chiều dài để cắt mỏng thành những đoá hoa nhỏ. Cà rốt, củ cải cũng vậy. Làm từ buổi sớm, chỉ phơi một nắng. Chiều chưa khô thì đem vào sấy trên lửa. Nước mắm nấu với đường, sôi xong riu lửa cho keo, để nguội. Củ kiệu ngâm nước tro, làm sạch vỏ và phơi héo. Tất cả cho vào thẩu ngâm 4-5 ngày, thấm là ăn được. Lúc này cho thêm ớt vào. Ớt trái đã lấy hết hột, giữ phần vỏ đỏ, cắt sợi cốt để tô điểm thêm màu sắc.
Trong một đĩa dưa món, mỗi món có vị khác nhau, đu đủ giòn không bở, cà rốt giòn mà bùi, củ cải dòn mà dẻo, củ kiệu đậm đà hơn.
Ngày tết chẳng cần ăn gì nhiều, gắp vài miếng dưa món, uống một cốc rượu nhỏ là thấy đủ ngon, đủ no của hương vị ngày Tết. Hết Tết, những miếng dưa món cuối cùng càng thấm ngon và đậm đà hương vị.

L.T.H.Đ

Các tin khác