1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Giúp giáo viên học tiếng Tà ôi

MẸO NHỎ
GIÚP GIÁO VIÊN HỌC TIẾNG TÀ ÔI

KHÁNH PHONG

Huyện A Lưới là nơi cư trú của cộng đồng các dân tộc thiểu số: Tàôi, Pacô, Pahy, Cơtu, Bru - Vân Kiều và bên cạnh đó một số nhỏ các dân tộc thiểu số ở miền Bắc và Tây Nguyên đến định cư trong thời gian gần đây, như Cao Lan, Tày, Nùng, Mường, Bana, Chăm, Hơrê... Người Tàôi chiếm tỷ lệ khá lớn và con em của họ đang theo học các trường cũng khá đông nên giáo viên là người Kinh đang giảng dạy ở các cấp học nơi đây đang đứng trước một khó khăn là bất đồng ngôn ngữ và đó là một trong những trở ngại lớn của công tác giáo dục ở vùng núi. Vậy làm thế nào để xoá bỏ những trở ngại đó? Là giáo viên công tác tại A Lưới khá lâu, qua những giờ học, hoạt động ngoài giờ, tiếp xúc phụ huynh và học sinh... chúng tôi rút ra kinh nghiệm: Cần biết tiếng của cư dân bản địa khi đó mới có thể truyền đạt kiến thức cho các em học sinh có hiệu quả khi có những khái niệm trừu tượng nếu giải thích bằng tiếng Việt khó hiểu thì chuyển sang dùng tiếng dân tộc, điều này sẽ giúp phá vỡ hàng rào ngăn cách sự bất đồng ngôn ngữ và cũng tạo sự thân thiện giữa giáo viên và học sinh. Khi giáo viên người Kinh biết tiếng dân tộc sẽ tạo sự hứng thú trong học tập của học sinh người dân tộc và biết đâu chúng ta đã giữ gìn được vốn từ vựng quan trọng cho một cộng đồng.

Phương pháp học tiếng dân tộc Tàôi như thế nào cho có hiệu quả, chúng tôi xin được nêu ra như sau:

- Giáo viên sưu tầm tài liệu có liên quan đến tiếng Tàôi ở các thư viện trường học, thư viện Phòng Văn hoá Thông tin huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện hoặc qua các đồng nghiệp, cụ thể cần các tài liệu sau:

+ Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Trị Thiên: Sách học tiếng Tàôi - Pacô. Huế, 1986.
+ Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế: Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng Dân tộc thiểu số. Lớp 1. NXB Thuận Hoá, Huế, 2003.
+ Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế: Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng Dân tộc thiểu số. Lớp 2. NXB Thuận Hoá, Huế, 2003.
+ Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế: Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng Dân tộc thiểu số. Lớp 3. NXB Thuận Hoá, Huế, 2003.
+ Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế: Tài liệu học tiếng Pacô -
Tàôi. Tập 1. Huế 2004.
+ Sở Giáo dục & Đào tạo Thừa Thiên Huế: Tài liệu học tiếng Pacô -
Tàôi. Tập 2. Huế 2005.

Ở các tài liệu này, người biên soạn đã cố gắng vận dụng những gì có thể gọi là đơn giản nhất, dễ hiểu nhất để những đối tượng học là cán bộ người Kinh đang công tác ở tất cả các cơ quan trên địa bàn huyện A Lưới học và vận dụng.

Giáo viên tập làm quen với các mặt chữ và học cách đánh vần, phiên âm. Có thể vừa học bằng cách đọc, viết, vừa hội thoại với cư dân bản địa để kịp thời chỉnh cho mình cách phát âm cũng như giải thích ý nghĩa của từ vựng. Trong quá trình học cần có sự đối sánh ngôn ngữ Việt với ngôn ngữ Tàôi. Và qua cách học, cần có người học sinh nói lưu loát cả 2 thứ tiếng, nhanh nhẹn trong việc chuyển nghĩa, giải thích nghĩa cho người học. Kinh nghiệm cho thấy, học từ vựng Tàôi nên học theo kiểu "Tam thiên tự" giống như chữ Hán là dễ ăn sâu vào trí nhớ nhất. Qua những tiết dạy chủ đề của môn Ngữ văn ở bậc Trung học phổ thông, chúng tôi đã hướng các em học sinh người Tàôi sắp xếp từ vựng Tàôi theo cách như đã nói và kết quả là khi trao đổi lại với giáo viên người Kinh, họ rất hứng thú học tiếng Tàôi. Và dưới đây chúng tôi xin được trình bày mẹo nhỏ qua hệ thống từ vựng Tàôi - Việt hoặc Việt - Tàôi để quý thầy cô tham khảo và có thể học, thậm chí có thể nối dài thêm những từ vựng mới, luôn vần để được hoàn thiện và phong phú hơn.
Chú ý: những từ vựng in nghiêng đậm là tiếng Tàôi, những từ vựng in nghiêng nhạt là tiếng Việt:

Vơch là đi
Pi là nói
Đói là ngọt
Bọt là apô
Cái tô là apan
Tingan là cái chén
Nén (dồn nén) là tâm mặt
Tâm pắt là sáu (số đếm)
Cháu là chau
Rau là rau
Lau (lau chùi) là lau
Mau là màu (màu sắc)
Giàu (giàu có) là pưr nha
Chà là ăn
Săn (đi săn) là ma mách
Óch là gậy
Lây là nhìn
Xin là siéc
Ca tiéc là đất
Mất là bil
Ti mil là lăn
Thằn lằn là a coài
Xoi là câr pu
Plu là đâu
Sâu (độ sâu) là tập
Mập là plâm
Câm là á
Tá là sắt
Chắc (chắc chắn) là tấc kỏo
Lóo là ra
La (la hét) là thier
Tiker là trơn (trơn trượt)
Hơn là ti lưat
Sưat là bó (bó lại từng chùm)
Con chó là acho
Bo là mưa
Dưa là boang
A toang là đậu (hạt)
Cậu là adây
Mây là tilúc
Múc là ipốc
Tốc là sốc
I lốc là tháo
Nói láo là pưr oai
Oai là sưi sư
Chư là cấc
A sấc là cỏ
Cái nỏ (bộ cung tên) là pưn nỉnh
Ca sỉnh là rắn
Bắn là pỉnh
A cỉnh là cát
Nát là ưm pui
A lùi là quả bầu
Con trâu là ti rỉ
Cấp pỉ là bóp
Cóp là bắt
Nhắc là piss
Pưl liss là nói lái
Hái là lỉ
Tỉ là chắc
Lắc là ca dân
A ngân là đo
A ngo là cây thông
Pòng là củ môn
Khôn là tứp bích
Sích là thịt
Mít là pa nắc
Ắs là sưng
Gừng là asai
Tài (tài giỏi) là ki tôr
Hôr là hơ (hơ lửa)
Chờ là đưang
Ưn tưang là dây
Plây là mùa
Con cua là a tam
Lam là tắc
Khắc là klơ
Tưm mơa là hôi
Lói là lại
Tự ái là tắc ring
Sing là nghe
Chè (cây chè) là ca đất
Bâl là bưng
Dưng (bỗng dưng) là a ngô
Chồ là đi về
Lê là đã
Thả là ca lôi
Đôi là ưn đâm
Câm là ca đing
Cấk ting là đeo (mang)
Con heo là a lịt
Príc là ớt (trái, cây ớt)
Rớt là rõ
Tỏ là đỡ
Nhổ (nhổ cây) là rức
Tức (bực tức) là bơ hùng
A pung là con nòng nọc
Con ốc là klo
Ca so là đỏ (màu sắc)
Con thỏ là a dôn
Ngô (bắp) là a ưm
Pacum là cái chăn
Băn là nuôi
Con ruồi là i rôi
Boi là muối
Cuối là lõch
Õch là đốt
Cột là tông
Ông là a voá
A uzoá là chua
Mùa là plây
Cây là tom
Chòm là biết
Liệt (bại liệt) là nđoát
A coạt là thắt
Cắt là ta cậu
Nấu là ta pân
A ân là hình như
Ưm pư là khế (cây, trái)
Bế (bồng) là ca bờ
Ơ là nhiều
Chiêu là nhấp (uống)
Ấp là nặng
Đắng là atăng
Ca chăng là cười
Người là tức cùi
Vui là êem
Đêm là dùm
Um là hên
Tên là nổ
Mỡ là pơ...

Trên đây là một số từ vựng tiếng Tàôi lẫn tiếng Việt được chúng tôi xếp chúng luôn vần, có khi tiếng Tàôi trước tiếng Việt sau và ngược lại, những mong ai ai cũng dễ đọc, dễ hiểu và dễ thuộc. Mỗi khi đã thuộc thì người giáo viên có thể thêm vào đó những từ vựng mới. Bởi vì vốn từ vựng Tàôi không lớn lắm cho nên trong một chừng mực nào đó chúng ta chỉ bỏ một khoảng thời gian ngắn và phù hợp sẽ dễ tiếp cận và nhanh chóng hoàn thiện việc phổ cập cho mình tiếng bản địa, coi nó như là một thứ ngoại ngữ mới cho người dạy.

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng 8 bộ chương trình cho 8 thứ tiếng dân tộc thiểu số để đưa vào giảng dạy tại các trường Tiểu học và THPT Dân tộc Nội trú, đồng thời Bộ cũng chỉ đạo biên soạn hàng trăm đầu sách song ngữ với nội dung kiến thức địa phương để sử dụng trong nhà trường, các loại từ điển, so sánh, đối chiếu các ngôn ngữ Dân tộc - Việt, các sổ tay phương ngữ Việt - Dân tộc dùng cho học sinh tiểu học. Đã có 25 tỉnh tiến hành dạy tiếng dân tộc trong chương trình tiểu học trong đó có tỉnh Thừa Thiên Huế. Những mẹo nhỏ nêu trên sẽ giúp giáo viên người Kinh ở A Lưới phần nào giải quyết được rào cản bất đồng ngôn ngữ ở các trường học có học sinh là người dân tộc thiểu số ở A Lưới.

T.N.K.P

Các tin khác