1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Mùa xuân trên sông

MÙA XUÂN TRÊN SÔNG
KHÚC GIAO HÒA CỦA ĐẤT TRỜI VÀ LONG NGƯỜI

HOÀNG THỊ HUẾ

Trường ĐHSP Huế

Mùa xuân trên sông 

Đỗ Văn Khoái

Ngày nắng mới chảy trên sông
Em ra sông giặt áo
Gởi ngọn gió - đi thật xa
Báo tin cho muôn cây quê nhà - nở hoa
Gọi mùa xuân đến sớm

Lòng chợt thấy như ban mai
Em hát vui bên sông - chao lòng mình xao xuyến
Và nụ cười soi xuống
Thành má lúm trên sông
Nào ai biết em đang chờ mong?

Làm sao quên câu em hò?
Còn thả trên sông
Cho bao chàng mắc lưới
Làm sao quên môi em cười?
Còn ngậm vành trăng sữa - Em ơi !

Và gió mới mang hương đi
Muôn vườn nhà chim đến
Và người lính qua sông,
Đã về từ đêm qua
Mang phong sương phơi trước hiên nhà - rợp hoa

Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Xuân Diệu - ông hoàng thơ tình đã từng viết " Từ lúc yêu nhau hoa nở mãi / Trong vườn thơm ngát của hồn tôi". Có lẽ không chỉ riêng với Xuân Diệu mà với tất cả mọi người, tình yêu là điều kỳ diệu mà qua lăng kính của nó, đất trời vạn vật luôn lung linh sắc màu, mở ra những điều trong trẻo, đẹp đẽ nhất. Tác giả Đỗ Văn Khoái với bài thơ Mùa xuân trên sông cũng đã góp thêm một tiếng nói trong vườn thơ xuân của các thi nhân. Song cái khác lạ của nhà thơ chính là ông đã nhìn mùa xuân không như chính nó hiện hữu mà nhìn qua lăng kính của một tâm hồn vừa chạm yêu, chớm yêu phơi phới sức xuân, sắc xuân, ngập tràn cảm xúc của thời xuân xanh.
 Với câu thơ mở đầu: "Ngày nắng mới chảy trên sông", bài thơ mở ra một không gian ngập tràn nắng xuân. Màu nắng tết hanh vàng loang chảy trên sông xa đến ngút ngàn. Đó không còn là màu nắng thực mà là nắng của tâm trạng, tình cảm con người cũng theo màu nắng loang đến miền cảm xúc, gợi nhắc trong mỗi người một cảm giác bâng khuâng không tả được. Không gian ấy đậm màu cổ tích và sở dĩ màu nắng vàng của ngày thường ấy trở nên óng ánh tan chảy như vậy là do:

Ngày nắng mới chảy trên sông
Em ra sông giặt áo
Gởi ngọn gió - đi thật xa
Báo tin cho muôn cây quê nhà - nở hoa

Gọi mùa xuân đến sớmHóa ra chính em là hệ quy chiếu cho mọi vẻ đẹp của đất trời và cảm xúc nao nức của lòng người. Chính ngọn gió em gởi đi đánh thức muôn cây nở hoa, gọi đất trời vào xuân. Mùa xuân đến - mùa xuân chạm vào muôn cây để hoa đua nhau khoe sắc, xuân chạm vào lòng người để thấy "chao lòng mình xao xuyến", thấy tâm hồn bừng lên như buổi ban mai ngày mới:

Lòng chợt thấy như ban mai
Em hát vui bên sông - chao lòng mình xao xuyến

Phút chao lòng mình xao xuyến rất thực của cảm xúc và của ánh nước loang trên sông như những vòng tròn đồng tâm ấy xuất phát từ tâm điểm là tiếng hát của em. Tiếng hát em và nụ cười em đã gieo vào sông và gieo vào lòng người những vòng loang đồng vọng của một tâm trạng nao nức say mê :

Và nụ cười soi xuống
Thành má lúm trên sông
Nào ai biết em đang chờ mong?

Cách gieo vần "sông" "mong" gợi những âm thanh vang xa, trong trẻo, rất dịu ngọt và một cảm giác phơi phới say mê trước cảnh và người trong thời khắc giao mùa. Dòng sông trở nên trong vắt ngập tràn tiếng hát và nụ cười em, loang xa mãi. Theo bước chân mùa xuân, ngơ ngác lạc theo tiếng hát của em, bị mê hoặc bởi giọng cười trong trẻo của em, để chợt thấy không gian xuân không chỉ mở ra theo chiều rộng và kéo trên sông dài mà còn hun hút sâu theo những vòng xoáy đồng vọng của cõi lòng rạo rực chờ mong "nào ai biết em đang chờ mong?". Thì ra không chỉ tôi mà cả em đều đang mở lòng chờ mong một điều gì đó, một lời ước hẹn yêu đương, một ánh mắt nụ cười xốn xang lòng người, hay chỉ là chờ mong phút giao hòa của đất trời và lòng người lúc vào xuân? Chỉ biết rằng mùa xuân của lòng người đã mở ra những chờ mong ngóng đợi - như là một tâm thế sống, một tầm đón đợi để tất cả lung linh hơn, huyền diệu và đáng sống hơn:

Làm sao quên câu em hò?
Còn thả trên sông
Cho bao chàng mắc lưới
Làm sao quên môi em cười?
Còn ngậm vành trăng sữa - Em ơi !

Dòng sông xuân kia không chỉ ngập tràn nắng xuân, sắc xuân, tiếng hát giọng cười vang lừng nồng ấm sức xuân mà còn giăng mắc bao mắt lưới tình từ những câu hò của em. Ngày xưa Trương Chi giăng lưới trên sông nhưng giọng ca quyến rũ mê hồn của chàng lại bủa vây trái tim nàng Mỵ Nương kiêu sa đài các chốn lầu son gác tía. Để rồi cũng từ giọng hát ấy, một mối tình chưa kịp mở ra đã vội khép lại trong nỗi tuyệt vọng, cô độc thẳm sâu, như một bi kịch thể xác không đồng hành cùng tinh thần, để lại bao day dứt xót xa cho người đọc : "Nợ tình chưa trả cho ai/ Khối tình mang xuống tuyền đài chưa tan" (Nguyễn Du).

Và giờ em cũng đang giăng lưới tôi và bao chàng trai si tình bằng những câu hò em thả rơi trên sông. Dẫu biết bị bủa vây bởi lưới tình, mắc kẹt trong không gian em, không gian của tiếng hát, nụ cười, ánh mắt em nhưng tác giả vẫn không hề có ý muốn thoát khỏi nó. Bởi  "Làm sao quên môi em cười? Còn ngậm vành trăng sữa - Em ơi !" Nụ cười và đôi môi mang hình dáng vầng trăng sữa kia đã trói buộc con người, gieo vào đất trời màu xuân, sắc xuân, hương xuân, cả dòng sông cũng biến thành sông xuân từ lúc nào không hay biết.
Cõi lòng chớm yêu, chạm yêu ấy đã phổ vào vạn vật một bầu không khí mới mẻ, trong trẻo, tinh khôi, khiến hoa lá muôn cây đẹp tươi tràn đầy sức sống khi xuân về :

Và gió mới mang hương đi
Muôn vườn nhà chim đến
Và người lính qua sông,
Đã về từ đêm qua

Mang phong sương phơi trước hiên nhà - rợp hoa

Đến đây bước chân mùa xuân đã đặt trọn vẹn lên địa hạt của mình, mạch thơ được tiếp tục với không khí xuân ngập tràn nơi nơi, trong làn gió mới, trong mùi hương hoa, trong vườn nhà ngập tiếng chim, và trong cả bước chân, màu áo phong sương phơi trước hiên của người lính xa quê về đón tết tại quê nhà.

Xuân đã về, xuân của đất trời của lòng người. Xuân đến muôn nơi, xuân chảy trôi trên sông. Xuân đến trong tâm trạng nao nức chờ mong, trong tiếng hát, nụ cười, ánh mắt làn môi hình trăng sữa của em. Đất trời cứ chuyển dịch... không thể khác, và mùa xuân đẹp như thế nào là tùy thuộc vào sự cảm nhận và lăng kính tâm hồn của mỗi người. Đỗ Văn Khoái đã mang đến cho chúng ta một bài thơ xuân trong trẻo, vui tươi, nao nức tiếng hát, nụ cười và ánh mắt của thời yêu thương nồng ấm. Tình yêu làm đất trời đẹp đẽ, lung linh huyền diệu hơn, đất trời cũng phổ những sắc màu khác lạ cho tình yêu thêm quấn quýt thiết tha. Mùa xuân khơi dậy tình yêu, tặng cho con người tình yêu, tình yêu cũng làm đẹp thêm cho mùa xuân. Đó là cái đẹp của tự nhiên của cõi lòng mà thi nhân đã "gọi tên" để chúng ta cùng thưởng thức.

Huế, 12/2009

H.T.H

Các tin khác