1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nghị lực

NGHỊ LỰC
CỦA MỘT HỌC SINH KHIẾM THỊ

VŨ HÀO

Nguyễn Văn Duy sinh ra trong một làng chài nghèo sát bên đầm phá Tam Giang thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Cha mẹ Duy hành nghề đánh cá trên đầm Sam, đầm Chuồn. Vừa ra đời Duy đã bị mù bẩm sinh.     

Như biết bao trẻ quê bình thường khác, bé Duy rất muốn được đến trường. Nhưng, ở Phú An quê em lúc ấy chưa có lớp học đặc biệt dành cho học sinh khiếm thị! Biết chuyện, các thầy cô giáo trường làng vẫn dành cho Duy tình cảm đặc biệt, họ tạo cho em có được cơ hội đến trường như những học sinh bình thường khác.

Mơ ước đến trường của Duy trở thành hiện thực, nhưng việc học lúc đó đối với em thật khó khăn vì chỉ ngồi học lớp một, lớp hai theo cách…nghe giảng bài và nhớ. Lên 8 nhưng "già dặn" trước tuổi, Duy thầm hiểu mình làm khổ cho bạn bè và làm phiền thầy cô nên sau đó Duy xin ba mẹ nghỉ học. Ngày ngày quanh quẩn ở nhà với bóng tối bao quanh, Duy nhớ trường, nhớ lớp và rồi càng lớn lên, ước mơ được học chữ lại thôi thúc hơn bao giờ hết. Năm 11 tuổi, Duy được Hội người mù tỉnh Thừa Thiên Huế đón nhận. Về với Hội, em bắt đầu học chữ Brai và các môn văn hóa khác. Nhờ thông minh, và cố gắng của bản thân, cùng với sự giúp đỡ chí tình của các thầy cô ở Hội, sau 12 năm đèn sách Duy đã tốt nghiệp THPT. Duy không tự bằng lòng với việc học chỉ dừng lại ở đó, em mơ ước trở thành sinh viên khoa Luật (Đại học Huế). Duy học đêm, học ngày để chứng minh một điều: những gì người bình thường làm được thì người khiếm thị cũng có thể làm được.

Trở thành sinh viên với một người khiếm thị không phải là chuyện đơn giản! Duy bắt đầu từ việc dự thi tuyển sinh đại học là kì thi chung của cả nước, không có trường hợp ngoại lệ, và trường cũng không thể tổ chức cho em kì thi riêng! Song, rất quan tâm đến các học sinh khiếm thị, Hội đồng tuyển sinh trường Đại học Huế mở một hướng mới, làm chung đề thi, tuân thủ quy chế chung như tất cả các thí sinh khác, nhưng Duy được làm bài bằng cách đọc đáp án vào máy ghi âm. Kì thi vào đại học đó có 8 em khiếm thị dự thi, Duy được 20 điểm, đó cũng là điểm thi cao nhất.

Trúng tuyển vào khoa Luật hành chính (Đại học Huế), việc Duy tiếp thu bài giảng của các thầy cô cũng không phải là dễ! Trên giảng đường em phải tập trung cao độ, để có thể nghe và hiểu bài ngay ở lớp. Gặp những bài khó, em ghi vào máy ghi âm rồi về nhà tự nghiên cứu và tham khảo ý kiến ở thầy cô, bạn bè. Thương con, mặc dù hoàn cảnh gia đình còn khó khăn nhưng ba mẹ Duy đã vay mượn sắm cho em một máy vi tính. Bây giờ ngắm Duy "múa" 10 ngón tay một cách

điệu nghệ trên bàn phím với phần mềm đọc tiếng Việt JAWS, mới "nể" cho công phu của "chàng" !

Điều bất ngờ xảy ra là cuối năm thứ nhất, Duy được cả trường biết tên vì điểm tổng kết rất cao đạt đến 9,2. Kết quả các năm học sau, Duy đều đạt điểm trên 8,2. Năm nay, Duy đang chuẩn bị cho kì thực tập ra trường và thi tốt nghiệp.
Duy cho biết ước mơ của em sau này: "Mong sao khi ra trường em tìm được việc làm đúng với chuyên ngành đào tạo. Trong cuộc sống, mình đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các thầy cô, bạn bè nên sau khi ra trường và ổn định việc làm, em sẽ trở về trường Nguyễn Đình Chiểu dạy thêm cho các học sinh khiếm thị".

V.H

Các tin khác