1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Người đồng bào dân tộc

QUỲNH NHẤP, NGƯỜI ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
NẶNG TÌNH VỚI GIÁO DỤC


LÊ TRỌNG

Tôi nhận được bản thành tích của ông: "Quỳnh Nháp, sinh năm 1927, người dân tộc Tà Ôi, hiến 6200m2 đất để xây trường Tiểu học A Roàng và nhà công vụ giáo viên".

Tuy chỉ mấy dòng chữ đơn giản, nhưng tôi quá đổi ngạc nhiên và thán phục trước nghĩa cử cao cả của một người dân tộc nặng tình với giáo dục miền núi. Và điều đó khiến tôi cố tìm hiểu thêm về ông để có thể bổ sung "bản thành tích cá nhân" làm hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khen thưởng tại Hội nghị biểu dương các doanh nghiệp, nhà hảo tâm có đóng góp tích cực cho sự nghiệp giáo dục lần thứ 2, năm 2009 tại Hà Nội.

Những thông tin thu được qua phòng giáo dục A Lưới và thầy hiệu trưởng trường tiểu học A Roàng thật ấn tượng lại càng thôi thúc tôi gặp ông, để được "mục sở thị" con người quả cảm, dám hiến đi tài sản lớn nhất cho "tương lai con em chúng ta" của một người dân tộc thiểu số thuộc diện nghèo đang hưởng trợ cấp của nhà nước.
Và, không lâu trong một chuyến công tác ở A Lưới, tôi đã gặp được ông. Trước mặt tôi là một ông già gầy yếu, trong bộ áo quần dân tộc sọc đỏ đen, hiền như đất, ít nói, chỉ cười và đơn giản trả lời theo kiểu "có, không". Tuy không nhận được nhiều thông tin mới nhưng tôi cũng đã kịp xác minh tính chân xác về những điều mà bạn bè cung cấp về ông trước đó.
Ông Quỳnh Nháp sinh ra và lớn lên tại vùng đồi núi thâm u trong rừng sâu A Lưới. Trước đây, đồng bào dân tộc thiểu số ở A Lưới đều sống du canh du cư. Gia đình ông cũng vậy. Hàng ngày, ông và cả nhà theo đuôi con chồn, con nai; đào bới củ mài, củ chuối để sống qua ngày. Thời gian cứ qua đi trong sự tăm tối của núi rừng và sự xa cách xã hội văn minh, nên ông chẳng có ý thức về quê hương, Tổ quốc. Rồi một ngày, ông chẳng còn nhớ nữa, khi cuộc kháng chiến chống Pháp lan dần đến với núi rừng A Lưới, ông mới có điều kiện để tiếp xúc với người kinh và qua sự giáo dục của các anh bộ đội, ông mới mơ hồ hiểu ra ý nghĩa của các từ thiêng liêng "Tổ quốc, Đồng bào". Ông tình nguyện theo các đơn vị bộ đội làm công tác giao liên, vận tải, gùi súng đạn, lương thực phục vụ kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi qua đi, rồi cuộc kháng chiến chống Mỹ lại đến. Những đoàn quân lại trùng trùng, điệp điệp đi qua bản làng của ông. Lần này, ý thức về cuộc kháng chiến càng rõ ràng hơn. Và ông lại hăm hở tiếp tục làm giao liên, vận tải cho các đơn vị bộ đội. Qua tiếp xúc, sinh hoạt, ông được các anh bộ đội dạy tiếng Kinh và chữ quốc ngữ; nhờ đó, ông ngày càng giác ngộ lý tưởng Cách mạng, có ý thức rõ ràng hơn về trách nhiệm của bản thân đối với quê hương đất nước.

Vào đầu những năm 1970, vùng rừng núi A Lưới cơ bản đã được giải phóng. Nghe theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước, các bà con dân tộc thiểu số ở A Lưới đã sống định canh, định cư và gia đình ông về sống tại xã A Roàng, một vùng sâu cách trung tâm huyện lị khoảng chừng 30 km.

Trong kháng chiến chống Mỹ, A Lưới là một chiến trường ác liệt, nên hầu hết con em ở đây đều không được học hành, thanh niên trai tráng đều mù chữ và cuộc sống của bà con dân tộc còn rất nghèo nàn, lạc hậu. Ông suy nghĩ, chỉ bằng con đường học cái chữ quốc ngữ thì mới mở mang đầu óc, để thoát được cảnh tối tăm này. Và với vốn kiến thức ít ỏi được các anh bộ đội dạy cho, ông mạnh dạn, tự nguyện mở các lớp học chữ quốc ngữ cho con em với ước mong sau này các em sẽ là những người tiên phong đem những hiểu biết của cuộc sống mới đến với bản làng. Lớp học của ông ban đầu chỉ có một vài em và sách giáo khoa là những mẫu truyền đơn, tờ báo cũ, tài liệu...bất kỳ mà ông sưu tập được. Ông dạy đi dạy lại, đến khi nào các em học sinh của ông bập bẹ đọc được chữ quốc ngữ thì "mãn khoá". Ấy vậy, mà học sinh của ông ngày càng đông và các lớp học của ông kéo dài từ năm này qua năm khác mãi cho đến năm 1976, sau khi Nhà nước bố trí giáo viên lên xây trường, mở lớp, ông mới nghỉ dạy. Hiện nay, một số học sinh của ông, có người đã trở thành những cán bộ cốt cán của địa phương.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, với các chủ trương, chính sách ưu tiên dành cho đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh và huyện, đời sống của bà con ở A Lưới đã dần dần được ổn định. Cơ sở hạ tầng như đường sá, trường học, trạm y tế... được xây dựng, đã đáp ứng được một phần nhu cầu cơ bản của cuộc sống đồng bào vùng sâu, vùng xa. Bản làng của ông cũng đã có trường học, trẻ em đã được cắp sách đến trường.

Năm 2006, nơi ông ở - xã A Roàng, Nhà nước đang có chủ trương xây dựng một trường tiểu học kiên cố để thay trường học cũ, vừa tạm bợ vừa không đủ diện tích phát triển thành trường chuẩn quốc gia, nhưng vẫn còn đang lúng túng vì chưa tìm ra đất phù hợp để triển khai dự án.

Biết được điều đó, ông nhận thức rằng, việc học hành của các con em dân tộc là hết sức cần thiết để giúp các dân tộc thiểu số sớm thoát cảnh đói nghèo, nâng cao dân trí, nhanh chóng hòa nhập vào đời sống chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, thì việc hy sinh một phần quyền lợi cá nhân là điều cần phải làm của ông lúc này, nên ông đã tự nguyện hiến 6000m2 đất để xây dựng trường tiểu học A Roàng. Mặc dù, đối với ông, 6000m2 đất trồng với ngàn cây quế sắp đến mùa thu hoạch là một tài sản rất lớn, nhất là hoàn cảnh kinh tế gia đình của ông chẳng khấm khá gì, lại còn rất khó khăn, thuộc diện nghèo, đang hưởng chế độ 134 của Nhà nước (con trai đầu cũng thuộc diện nghèo, được nhà nước xây nhà tình nghĩa).

Trước nghĩa cử cao đẹp đó, chính quyền đã nhanh chóng triển khai dự án xây trường. Và sau một thời gian ngắn, một ngôi trường kiên cố, hai tầng đã được hình thành, đón tất cả con em trong các thôn bản xa xôi đến học hành, vui chơi.
Nhìn ngôi trường mới cao tầng, 14 phòng học khang trang, được xây dựng trên mảnh đất của mình; học sinh thỏa thích tung tăng chạy nhảy lòng ông vô cùng vui sướng và tự hào vì đã đóng góp một phần nhỏ bé, cùng với Nhà nước chăm lo sự nghiệp giáo dục. Ông lại càng vui hơn khi việc làm của ông cũng đã có nhiều người khác hưởng ứng (ông Quỳnh Côi, Quỳnh Mia, Hồ Văn Thiết... cũng đã hiến đất để xây dựng trường).

Tuy nhiên, khi thấy cảnh 14 thầy cô giáo miền xuôi của trường Tiểu học A Roàng phải sống chen chúc trong các gian nhà tập thể xiêu vẹo, dột nát, lòng ông vẫn rất không yên và đã quyết định hiến thêm 200m2 để Nhà nước đầu tư xây nhà công vụ cho giáo viên của trường, những người vì sự phát triển giáo dục của quê hương ông, đã vượt qua bao khó khăn, tự nguyện lên đây dạy học.

Tiếc thay, đến nay, sau 2 năm, mảnh đất ông hiến thêm để xây nhà công vụ cỏ vẫn mọc um tùm và giáo viên của nhà trường vẫn chưa có nơi ăn ở ổn định. Kế hoạch đầu tư xây dựng khu nhà công vụ cho trường vẫn còn nằm trên bàn giấy. Hằng ngày, ông đi qua khu vực trường, nhìn mảnh đất hoang vắng đó mà lòng không khỏi bâng khuâng.

L.T

Các tin khác