1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nhà thơ Xuân Hoàng

NHÀ THƠ XUÂN HOÀNG
VÀ SỰ TÍCH HOA MAI

MAI VĂN HOAN

Theo nhà thơ Xuân Hoàng thì :

Mai nở ngày xưa trong núi xa
Chỉ thơm trong sắc lặng thinh. Và
sẽ thơm như thế không ai biết
trong núi như trời đất với hoa.

Chuyện hoa mai nở lặng thầm trong núi xa khiến tôi liên tưởng đến bài ca dao : Em như cây quế giữa rừng / thơm tho ai biết, ngọt lừng ai hay. Hoa mai đẹp một cách vô tư, hồn nhiên nhưng uổng phí biết bao ! Hoa thơm, hoa đẹp phải có người thưởng thức. Cuộc sống quanh ta đâu đó vẫn có người đẹp, người tài bị bỏ rơi, bị quên lãng. Vẻ đẹp của họ không có ai phát hiện, chiêm ngưỡng; tài năng của họ không có ai biết đến. Hồ Chí Minh trong những tháng ngày bị giam cầm đã từng chia sẻ nỗi bất bình với hoa hồng : Mai khôi hoa khai, hoa hựu tạ / Hoa khai, hoa tạ lưỡng vô tình (Hoa hồng nở, hoa hồng lại rụng / Hoa tàn hoa nở thảy vô tình). Hoa mai cũng sẽ chịu chung số phận như vậy nếu không gặp được khách thơ. Vị khách thơ này đã cất công đi tìm cái đẹp tận trong rừng xa, núi thẳm. Qua những tháng ngày lạnh giá, mùa xuân ấm áp lại về truyền thêm sức sống cho mai để mai hé nở những bông hoa dịu dàng, thánh thiện. Vẻ đẹp dịu dàng, thánh thiện của hoa mai đã lọt vào mắt xanh của khách thơ. Khách thơ không chỉ chiêm ngưỡng, thưởng thức một mình mà còn chịu khó mang giống về xuôi vun trồng chăm bón. Khách thơ không chỉ phát hiện cái đẹp mà còn quảng bá cái đẹp để mọi người cùng thưởng thức, chiêm ngưỡng :

Bỗng một ngày xuân, một khách thơ
Gặp hoa trong núi, ngẩn ngơ chờ
Mai vàng đến độ ươm nên hạt
Mang giống về xuôi, tự bấy giờ.

Người đời phải biết cảm ơn khách thơ. Hoa mai cũng phải cảm ơn khách thơ. Theo Xuân Hoàng, nếu không có khách thơ thì suốt đời hoa mai vẫn  chỉ thơm trong sắc lặng thinh. Và / Sẽ thơm như thế không ai biết. Xuân Hoàng mượn chuyện sự tích hoa mai để nói đến chuyện đời, chuyện người.       
Đang say sưa kể về sự tích hoa mai, tác giả đột ngột lái câu chuyện sang một hướng khác :

Tôi gặp mai vàng giữa Huế duyên
bỗng nhiên nhớ sự tích hoa quen
Vì nhau, xin viết bài thơ lạ
kể chuyện hoa từ gương mặt em.

Hoá ra nhờ gương mặt em mà nhà thơ chúng ta mới nhớ về sự tích hoa mai. Như vậy, chắc chắn là giữa gương mặt em và hoa mai có một mối liên hệ hết sức mật thiết. Nếu không tại sao nhà thơ lại "kể chuyện hoa từ gương mặt em" ? Phải chăng gương mặt em cũng có vẻ đẹp dịu dàng, thánh thiện như hoa mai ? Phải chăng hoàn cảnh của em cũng giống như hoàn cảnh của hoa mai  chỉ thơm trong sắc lặng thinh. Và/sẽ thơm như thế không ai biết ? Phải chăng nhà thơ của chúng ta chính là người đã phát hiện vẻ đẹp của em, làm thơ ca ngợi vẻ đẹp của em để mọi người cùng chiêm ngưỡng ? Kể chuyện sự tích hoa mai là cái cớ để tác giả bày tỏ tình cảm của mình đối với em. Không có mùa xuân thì không có hoa mai. Không có khách thơ thì vẻ đẹp của hoa mai sẽ không ai biết. Cũng như không có nhà thơ thì em sẽ lẫn vào đám đông. Vẻ đẹp dịu dàng, thánh thiện của em cũng sẽ không ai biết. May mắn thay cho những nhà thơ gặp được người đẹp ! May mắn thay cho những người đẹp được gặp nhà thơ ! Các nhà thơ thiên tài như Puskin, Hainơ, Hàn Mặc Tử...đã vĩnh cửu hoá sắc đẹp và tình yêu của họ.
Mai vàng và mùa xuân theo tôi là một bài thơ hay của Xuân Hoàng. Nếu không có duyên với Huế, với người đẹp xứ Huế chắc gì thi sĩ đã sáng tạo được một tứ thơ ẩn chứa nhiều tầng nghĩa như vậy !

M.V.H

Các tin khác