1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nhạc tính

NHẠC TÍNH, YẾU TỐ NGHỆ THUẬT
ĐẬM NÉT TRONG THƠ MỚI

TRẦN THẾ NHÂN

Một trong những thành tựu nghệ thuật của Thơ mới là sử dụng nhạc điệu để biểu đạt tình cảm. Nhạc của Thơ mới là điệu tâm hồn dân tộc quen thuộc phảng phất trong ca dao, dân ca, trong Đường thi qua nhiều thời kỳ, đã ngấm sâu vào máu thịt của bao thế hệ các nhà thơ Việt. Trên nền tảng truyền thống ấy, các nhà Thơ mới đã nhanh nhạy tiếp thu những thành tựu về nhạc tính trong thơ Pháp để làm nên nhạc điệu của Thơ mới, qua thi pháp ngữ điệu của ngôn ngữ Việt.

Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ lãng mạn - tượng trưng Pháp. Các nhà Thơ mới đã rất dụng công đưa nhạc vào thơ, nhạc làm nền cho thơ, nhạc hòa âm, phối nhịp với giọng điệu thơ, dẫn dắt hồn thơ, thơ đi theo nhạc, điệp trùng những vang ngân qua nhiều giai điệu: Nhạc điệu bằng - trắc theo kiểu thơ Đường thất ngôn, ngũ ngôn; nhạc điệu lục bát của ca dao, dân ca được các nhà thơ tìm cách biến tấu, vắt dòng, ngắt nhịp; nhạc điệu bằng lối dùng từ tượng âm của những từ xướng âm nhạc cổ (hồ, xề, xang, xự...) để lồng ghép vào thơ; nhạc điệu bằng cách xây dựng câu thơ, bài thơ hoàn toàn bình thanh theo kiểu của Bích Khê, Xuân Diệu; nhạc điệu bằng cách điệp âm, điệp thanh, lặp lại khổ thơ, vắt dòng câu thơ, v.v...

Có thể đơn cử một số trường hợp tiêu biểu về nhạc điệu của Thơ mới:

- Nhạc điệu bằng - trắc theo lối thơ Đường thất ngôn: "Ai đâu trở lại mùa thu trước/ Nhặt lấy cho tôi những lá vàng?" ( Chế Lan Viên - Xuân); "Ở đây sương khói mờ nhân ảnh/ Ai biết tình ai có đậm đà?" ( Hàn Mặc Tử - Đây thôn Vĩ Dạ). "Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh/Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần!/ Đàn buồn, đàn lặng, ôi! đàn chậm/Mỗi giọt roi tàn như lệ ngân" (Xuân Diệu - Nguyệt Cầm). Tất thảy các chữ 2 - 4 - 6 trong câu đều theo kết cấu hài âm bằng trắc của Đường thi, đó là sự hài âm theo qui ước" nhị, tứ, lục phân minh".

- Nhạc điệu bằng cách xây dựng toàn câu thơ, thậm chí toàn bài thơ đều là thanh bằng (bình thanh), như trường hợp các bài thơ: "Hoàng hoa", "Tỳ bà" của Bích Khê, "Nhị hồ" của Xuân Diệu. "Hoàng hoa" và "Tỳ bà" của Bích Khê là hai bài thơ khá dài nhưng đều được làm theo thanh bằng của cả bài thơ: "Vàng sao nằm in trên hoa gầy/ Tương tư người xưa thôi qua đây/ Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề/ Hoa vừa đưa hương gây đê mê"..." Ô hay! Buồn vương cây ngô đồng/Vàng rơi! Vàng rơi: Thu mênh mông" (Bích Khê - Tỳ bà), v.v...

- Nhạc điệu lục bát được Thơ mới biến đổi cách ngắt nhịp hoặc tạo những điệp âm lấp láy: " Trời cao xanh ngắt, - Ô kìa!/ Hai con hạc trắng bay về Bồng lai" (Thế Lữ - Tiếng sáo thiên thai); "Rơi rơi...dìu dịu rơi rơi/Trăm năm giọt nhẹ nối lời vu vơ..." (Huy Cận - Buồn đêm mưa).

- Nhạc điệu được tạo nên bởi sự liên tưởng đến âm thanh của các loại nhạc khí, nhạc cụ. Có thể so sánh chất nhạc của hai bài thơ, thông qua hai đoạn thơ của hai tác giả Huy Cận và Vũ Hoàng Chương. Chẳng hạn trong bài "Nhạc sầu" của Huy Cận: "Ai chết đó? Nhạc sầu chi lắm thế!/ Kèn đám ma hay ấy tiếng đau thương/ Của cuộc đời? Ai rút tự trong xương/ Tiếng nức nở gửi gió đường quạnh quẽ!"

So sánh với nhạc trong "Say đi em" của Vũ Hoàng Chương: "Khúc nhạc hồng êm ái/ Điệu kèn biếc quay cuồng/ Một trời phấn hương/ Đôi người gió sương".

Rõ ràng "Nhạc sầu" của Huy Cận làm ta liên tưởng đến nhạc điệu của tiếng "kèn đám ma" ai oán, nức nở của phường bát âm đang trổi lên trong lúc đưa tang. Còn "điệu kèn biếc quay cuồng" của Vũ Hoàng Chương là tấu khúc kèn đồng vang lên nơi chốn vũ trường nhập nhòa màu sắc và chếnh choáng men say.

Nhiều tác giả sử dụng rất thành công nhạc tính trong Thơ mới. Riêng Vũ Hoàng Chương là người có nhiều dụng công trong việc khai thác các loại nhạc. Ngoài "nhạc tây" trong thơ, ông còn điểm thêm những "nốt" nhạc dân tộc cổ điển tưởng chừng đã đi vào quên lãng, đó là những "xế", "hồ", "xang", "xự" được ông lồng vào để tạo ra một giọng điệu lãng đãng ngất trời, qua những bài "thơ say": "Hàm ca nhịp gõ khói bay/Hồ, xừ, xang, xế, bàn tay điên cuồng/Kiều thu hề trọn kiếp thương!/Sầu cao ngùn ngụt mấy đường tơ khô/Xừ, xang, xế, xự, xang, hồ/Bàn tay nhịp gõ điên rồ khói lên/Kiều Thu hề Tố hỡi em/ Nghiêng chân rốn bể mà xem lửa bùng/Xế, hồ, xang... khói mờ rung/Nhịp sầu vươn tỏa năm cung ngút ngàn." (Mười hai tháng sáu).

Như trên đã trình bày, thi pháp thơ Việt là thi pháp ngữ điệu (inspiration rythmique); nó phù hợp với việc tạo nhạc tính,  tạo âm hưởng ngân vang trong thơ. Các nhà Thơ mới rất sành thi luật. Họ muốn thơ mình là tiếng nói vang ngân, da diết. Do chịu ảnh hưởng của thơ - nhạc Phương Tây, nhất là Paul Verlaine, khi nhà thơ này quan niệm: Âm nhạc là thiên khải, trước tất cả mọi thứ (De la musique avant toutes choses), nên các nhà thơ đều ra sức khai thác nhạc tính tối đa. Xuân Diệu là người tìm kiếm thành công nhất về phương diện này. Thơ ông là thơ của cảm giác, phát huy tối đa sự cộng hưởng của các giác quan. Các nhà Thơ mới còn lại cũng có đóng góp rất độc đáo trong việc tạo nhạc tính cho thơ. Đọc thơ họ, ta bắt gặp những âm vang da diết, những trùng điệp ngân rung, những kiểu gieo vần, ngắt nhịp, những trầm binh thanh, những lựa chọn trong việc sử dụng nguyên âm và phụ âm vang. Tưởng như chung quanh ta "khí trời làm bằng tơ", "Nhị hồ để bốc niềm cô tịch./ Không khóc nhưng mà buồn hiu hiu"... Và nhiều, rất nhiều những câu thơ - nhạc vang rung trong hầu hết Thơ mới: " Chị ấy năm nay còn gánh thóc/ Dọc bờ sông trắng nắng chang chang" (Hàn Mặc Tử); "Sương nương theo trăng ngừng lưng trời/ Tương tư nâng lòng lên chơi vơi" (Xuân Diệu); "Em không nghe mùa thu/ Dưới trăng mờ thổn thức?/ Em không nghe rạo rực/ Hình ảnh kẻ chinh phu/ Trong lòng người cô phụ?" (Lưu Trọng Lư).
Thơ mới là thơ của những tiết tấu âm vang, của những con chữ biết hát ca và trò chuyện, thơ của sắc màu rộn rã dù bàng bạc trong nó "nỗi buồn thế hệ" của một thời đi qua không trở lại. Họ chịu ảnh hưởng rất nhiều của các nhà thơ Pháp, nhưng ảnh hưởng sâu đậm nhất là ở Baudelaire với quan niệm về sự tương hợp của các giác quan (correspondances des sens). Hương thơm, màu sắc và âm thanh cùng nhau tương hợp (Les parfums, les couleurs et les sons se répondent). Nhạc - thơ xuất hiện trong tương hợp ấy nên nó rất đẹp, lung linh, kỳ ảo, lưu giữ lâu bền chất thơ trong lòng người, nhạc hóa hồn thơ, thông qua cách kiến trúc câu thơ đầy nhạc, đầy âm vang...tất cả được hòa quyện, chuyển hóa trong nhau để tạo thành một thế giới nghệ thuật, thế giới của sự tương hợp giữa âm nhạc, màu sắc, hương thơm và cảm giác vang vọng, u sầu, trước hết của chính người thơ, và sau đó, vươn đến tha nhân, để vẫy gọi những tấm lòng đồng điệu, tri âm, tri ngộ. Tất nhiên, đã là thơ, theo truyền thống thì hầu hết đều mang trong mình yếu tố nhạc, nhưng nhạc trong Thơ mới được rất nhiều nhà thơ dụng công đưa vào, xem nó như là một nét thi pháp nổi trội, gắn liền và xuyên suốt toàn bộ tiến trình Thơ mới.

T.T.N

Các tin khác