1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Nhớ tết xưa

NHỚ TẾT XƯA

VŨ HÀO

Cơ sự bắt đầu khi đám cưới thằng cháu tôi vừa tan tiệc. Bia rượu ngổn ngang chai lọ, nhưng cỗ bàn trong "menu " thì còn quá nửa. Thế là chú rể trách mẹ: "Con đã nói trước với mẹ rồi. Bây giờ cái món thịt lợn mấy ai ham..." Không cãi với con trai, em dâu tôi ngồi thần người ra...
Bỗng dưng tôi nhớ lại mùa xuân nào. Chuyện chưa xa lắm đâu. Thằng cháu tôi sinh ra sau thời bao cấp, nó làm sao biết "mùi" tem phiếu : đường, mỳ chính, sữa và nhất là món thịt lợn... quý như thế nào!
Thời đó, cánh cán bộ nhà nước như tôi cũng vất vả mới có miếng thịt tết. Trọi vừa mờ sáng, tôi đã tất tả đạp xe đến cửa hàng thương nghiệp huyện. Tưởng mình đến sớm, không ngờ những người có quen biết với cán bộ "cửa hàng" đã gửi nộp sổ từ đêm hôm qua. Nhìn chồng sổ cao đến vài gang tay mà ngán ngẩm? Chờ đến giờ ngọ, cô bán thịt mập ú mới cất tiếng gọi lanh lảnh, tôi hét lớn "có mặt" và len vào để được nhận tiêu chuẩn khoảng 3 cân thịt bèo nhèo. Về đến nhà giao thịt cho vợ vừa đúng chạng vạng...
Thiếu thốn như thế cả, nên ngày cháu tôi chưa ra đời, quanh năm làm lụng quần quật, mãi đến Tết người dân quê tôi mới có vài ngày được ăn thịt thả dàn. Mà thịt Tết cũng là thịt "góp", chứ tiền đâu mà mua...
Chuyện là ở nhà quê, mỗi xóm, nhà nào nuôi lợn nhiều sẽ chọn ra một hoặc hai con to nhất trong chuồng để mổ thịt ăn Tết.
Tục này không biết có từ lúc nào, chỉ biết gia đình nào nuôi được con lợn đúng cân lượng thì đứng ra làm chủ thịt, và sau đó chia cho bà con. Thường thì dân quê không tính toán bằng tiền bạc mà chỉ quy đổi ra lúa. Cứ như vậy mà ghi sổ nợ tùy theo số lượng bà con chia nhiều hay ít để ăn trong mấy ngày Tết. Đến vụ mùa thu hoạch, lại đong lúa trả nợ thịt.
Chưa đến ngày đưa ông Táo, người có lợn đã đi khắp xóm báo tin về việc chuẩn bị làm thịt lợn của mình. Đến khoảng hăm chín, ba mươi tháng chạp, con lợn được mổ thịt vào lúc hừng đông thì xong. Sáng ra, người trong xóm bắt đầu kéo đến chia thịt. Thịt được cắt, cân và trao cho mọi người, ai có tiền thì trả tươi, chưa có thì ghi nợ và sẽ trả bằng lúa của vụ mùa sắp tới.
Gia đình chủ con lợn không phải lo việc giết mổ, đã có vài người tự nguyện mổ lợn, cạo lông, và xẻ thịt chia cho bà con. Nhà chủ mổ lợn thường dành những phần ngon như bộ lòng, gan, tim, cắt nấu nồi cháo lớn mời cả xóm chung vui vài chén rượu.
Bọn trẻ quê tôi rất khoái cái vụ chia thịt lợn ngày Tết. Không chỉ vì chuyện ăn. Chúng thích xem mổ lợn, rồi ồn ào tranh giành nhau 'cái bong bóng lợn để chơi như chơi bong bóng. Bọn chúng thường tự giác nhận phần việc xách nước, dọn phân, đi mua rượu để được xí phần cái bong bóng lợn. Cuộc vui của trẻ con đã bắt đầu từ khi con lợn bị bắt trói, khiêng ra giếng nước. Con lợn rống lên eng éc càng làm cho không khí tết nhất ở nhà quê rộn ràng. Hai hoặc ba người đàn ông khỏe mạnh giữ chặt hai bên, phía dưới đầu con lợn là cái thau lớn bỏ muối sẵn để hứng huyết.
Việc xẻ thịt lợn thường do các bác nông dân có kinh nghiệm nhận lấy, phải làm thế nào để tất cả các gia đình đều có những phần thịt heo ngon - dở như nhau. Chia chác luôn luôn công bằng. Cứ chia thịt tùy theo ý thích từ thịt nạc, đầu, mỡ, đùi, sườn, chân giò để chế biến nhiều món ăn ngày tết.
Trong thời gian chờ nhận thịt, mọi người quây quần uống nước chè, hút thuốc, hỏi thăm nhau chuyện làm ăn trong năm cũ. Có điều gì xích mích trong năm cũ đều "xí xóa" hết. Chuyện chia thịt tết không còn đơn thuần là chuyện ăn. Đó là cơ hội thể hiện tình làng nghĩa xóm của người dân quê tôi….
Mọi người phấn khởi ra về. Bếp quê nhà nhà lại đỏ lửa. Mùi rơm rạ quyện vào không gian chiều ba mươi, không khí Tết như rộn rã, đầm ấm hơn trong bữa cơm ngày chia thịt.
Giờ đây, khi đường xá thông thương, chợ quê phồn thịnh hơn xưa, thì cái tập tục chia thịt heo cũng dần dần mất đi.
Xa quê rồi định cư hẳn ở thành phố, tôi tưởng đã quên cái chuyện chia thịt lợn ngày tết cũ rích, cũ rang năm nào. Vậy mà bất ngờ cái việc thịt thà ê hề, thừa thãi hôm nay bỗng khiến tôi giật mình nhớ lại.
Ô hay! Cuộc sống hối hả và no đủ đã làm cho ta mất đi cảm giác rạo rực khi xuân về, tết đến?

V.H

Các tin khác