1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Những lời dạy của Bác Hồ

NHỮNG LỜI DẠY CỦA BÁC HỒ ĐỐI VỚI

THIẾU NHI, HỌC SINH

NGUYỄN THÚC CHUYÊN

Ngày khai giảng năm học 2010-2011 đã đến. Trong những ngày này, chúng ta hãy tìm hiểu Bác Hồ đã có bao nhiêu lần gửi thư khuyên bảo các cháu thiếu nhi, học sinh. Nhiều lắm, nhưng hiện nay chúng tôi mới sưu tầm được 4 văn bản, văn bản nào Bác cũng nêu vấn đề học tập của các cháu; Khi thì Bác viết "các cháu phải học tập tốt", khi thì Bác nói: "đi học phải siêng năng", có lần Bác lại kêu gọi "các cháu hãy cố gắng siêng năng học tập", hoặc có khi Bác rút gọn thành 3 từ: "phải siêng học". Tại sao thế nhỉ? Bởi vì nhiệm vụ chính của các em, một thế hệ tương lai, là học tập, có chăm học mới nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa, mới trở thành người công dân tốt có đạo đức, có kiến thức và trình độ văn hóa để xây dựng đất nước "sánh vai cùng 5 châu".

Trong thư gửi các học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Bác viết: "Các cháu học sinh!... Các cháu hãy nghe lời Bác, lời của một người lúc nào cũng ân cần mong mỏi cho các cháu được giỏi giang. Trong năm học tới đây, các cháu hãy cố gắng siêng năng học tập, ngoan ngoãn, nghe thầy, đua bạn. Sau 80 năm trời nô lệ làm cho nước nhà yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước khác trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trông mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc 5 châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu..."

Tiếp đến ngày 20-9-1945, trong "thư gửi thiếu nhi Việt Nam đêm Trung Thu đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", Bác Hồ đã căn dặn... "Các cháu phải ngoan, ở nhà phải nghe lời bố mẹ, đi học phải siêng năng, đối với bầu bạn phải yêu kính. Các em phải yêu thương nước ta. Mong các em mai sau lớn lên thành người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do".

Bức thư này rất ngắn, nhưng các lời dạy của Bác lại rất đầy đủ, thiết thực, cụ thể đối với một người con, người học trò, người bạn, người công dân. Thiết nghĩ những nội dung trên vẫn còn giá trị trong công tác giáo dục thanh thiếu niên và nhi đồng của nước ta hiện nay.

Ngày 22-10-1946, nhân dịp Hồ Chủ tịch đi Pháp về, khi tới Hà Nội, các cháu thiếu nhi tay cầm cờ đỏ sao vàng và hoa chạy đến đón Bác. Bác rất cảm động và vui mừng, sau đó Bác đã có lời cảm ơn và khuyên các cháu 5 điều:

1. Phải siêng học,

2. Phải giữ sạch sẽ,

3. Phải giữ kỷ luật,

4. Phải làm theo Đời sống mới,

5. Phải thương yêu giúp đỡ cha mẹ, anh em.

(Trích báo Cứu Quốc số ra ngày 24-10-1946)

Năm điều dạy trên đây đã được giáo dục và thực hiện trong suốt 9 năm Kháng chiến chống Pháp. Từ các trường tiểu học hay các trường trung học kháng chiến ở vùng tự do, kể cả các trường do chính quyền cách mạng mở trong vùng địch tạm chiếm (Nguyễn Chí Diểu, Lâm Mộng Quang) đâu đâu cũng tuyên truyền giáo dục thanh thiếu niên, nhi đồng, học sinh những nội dung nêu trên.

Nhân dịp kỷ niệm 20 năm ngày thành lập "Đội thiếu niên tiền phong" (15/5/1941 - 15/5/1961) Bác Hồ đã gửi cho thiếu niên cả nước một bức thư, trong đó Bác khen ngợi thiếu niên và nhi đồng cả nước đã hăng hái tham gia cách mạng và kháng chiến. Từ ngày hòa bình lập lại ở miền Bắc, các cháu đều chăm chỉ học hành, tham gia lao động, cháu nào cũng ngoan, Bác vui lòng khen ngợi các cháu... Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ đến thiếu niên và nhi đồng ở miền Nam ruột thịt, đang bị bom Mỹ-Diệm áp bức đọa đày... "Để ủng hộ đồng bào miền Nam (kể cả thiếu niên và nhi đồng) đấu tranh chống

Mỹ - Diệm, đồng bào miền Bắc phải thi đua xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm cơ sở vững mạnh để thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà. Các cháu cũng tham gia đấu tranh, bằng cách thực hiện mấy điều sau đây":

 "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào,

 Học tập tốt, lao động tốt,

 Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt,

 Giữ gìn vệ sinh thật tốt,

 Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm"

Đây là "5 điều Bác Hồ dạy" thiếu nhi cả nước trong hoàn cảnh ở hai miền Nam - Bắc cùng làm nhiệm vụ chiến lược "đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào". "5 điều Bác Hồ dạy" lần này đã trở thành mục tiêu và phương châm giáo dục trong các trường học. Ở miền Bắc, mỗi gia đình đều cố gắng sắp xếp dành cho các cháu một "góc học tập". Ở đó, trước mặt các cháu được ghi trang trọng "5 điều Bác Hồ dạy". Những năm đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh đánh phá miền Bắc, các cháu thiếu niên, học sinh lúc đó phải đi sơ tán theo trường, lớp học đặt trong hầm, hoặc trong địa đạo, ngồi học phải đội mũ rơm, bên cạnh để vòng lá ngụy trang, ngồi viết trên bàn gấp xếp tự đóng, học sinh ngồi xổm làm bài tập (hoặc ngồi trên một đoạn tre) bảng đen là một tấm ván nhỏ hoặc là miếng vải bạt giả da... Khó khăn vô cùng, gian khổ khôn lường... nhưng cháu nào cũng chăm học, nghe theo lời Bác dạy, thi đua "làm nghìn việt tốt"... Và trước lúc Bác đi xa Người vẫn còn để lại "muôn vàng tình thương yêu cho các cháu thiếu niên và nhi đồng" (theo Di chúc).

Mấy năm gần đây, Đảng và Chính phủ ta đã triển khai công tác nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về cả chiều rộng và chiều sâu bởi nó là nền tảng tinh thần văn hóa xã hội Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành tài sản tinh thần vô giá của cả dân tộc. Thiết tưởng những điều Bác Hồ dạy bảo các em học sinh, thiếu niên và nhi đồng cũng là những nội dung cần nghiên cứu đầy đủ hơn, sâu hơn, bởi vì những lời khuyên răn của Bác vẫn còn nguyên giá trị giáo dục trong thời đại hiện nay và mai sau.

N.T.C

(Sưu tầm và giới thiệu)

Các tin khác