1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Phong trào thi đua yêu nước

NGÀNH GIÁO DỤC THỪA THIÊN HUẾ
VỚI PHONG TRÀO THI ĐUA YÊU NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2005-2010

NGUYỄN THỊ THU HÀ
Giám đốc Sở GD&ĐT

Năm học 2004-2005, ngành giáo dục Thừa Thiên Huế phát động phong trào thi đua chào mừng "Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XIII", "Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ VII" nhằm động viên mọi lực lượng của Ngành thi đua thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010.

Từ đó đến nay, xác định các phong trào thi đua phải gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, phù hợp với từng bậc học, ngành học, Ngành đã chủ động lồng ghép các cuộc vận động lớn của đất nước với các cuộc vận động trong ngành, như: Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" được thể hiện qua việc thực hiện phong trào "chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", "Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo", "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, "Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm"...

Cùng với sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sự nỗ lực của đội ngũ thầy cô giáo và học sinh, sự phối hợp và hỗ trợ của các ban ngành, đoàn thể xã hội; sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà trong 5 năm qua đã thu được những kết quả  rất đáng tự hào:

a. Mạng lưới trường lớp phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu học tập của con em, toàn tỉnh hiện có 579 trường, tăng 29 trường so với năm 2005: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường, hơn 70% trường lớp đã được kiên cố hoá.

b. Số lượng học sinh phát triển ổn định, tỷ lệ học sinh trong độ tuổi huy động ra lớp ngày càng tăng hơn nhiều so với năm học 2004-2005: Mầm non đạt 74%, tăng 6%; Tiểu học đạt 99,9%, tăng 5,9%; Trung học cơ sở đạt 97,7%, tăng 8,7%, Trung học phổ thông đạt 63,6%, tăng 4,6%.

c. Chất lượng giáo dục đại trà được củng cố và phát triển bền vững.

* Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở các cháu Mầm non giảm còn 9.05% ở nhà trẻ; 10,5% ở mẫu giáo.
* Tỷ lệ học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình Tiểu học đạt: 99,58%
* Tỷ lệ thi tốt nghiệp THPT năm học 2008-2009 là 86,29%, tăng 22,71% so với năm học 2006-2007.

d. Thành tích học sinh giỏi các cấp tiếp tục được nâng cao:

* Thi Olympic Toán, Khoa học học sinh tiểu học các nước Đông Nam Á năm 2006, đoàn Thừa Thiên Huế, đại diện Việt Nam đạt 01 huy chương Bạc, 3 huy chương Đồng; thi Olympic Tiếng Anh học sinh Tiểu học Khu vực năm 2009 đạt giải nhất toàn đoàn.
* Thi học sinh giỏi máy tính cầm tay Khu vực: Năm 2007-2008: Nhất toàn đoàn; năm 2008-2009: Nhì toàn đoàn: năm 2009-2010: Ba toàn đoàn.
*Thi Violympic toàn quốc năm 2008-2009: Giải Bạc Tiểu học, Giải Bạc THCS;
*Thi học sinh giỏi quốc gia: Năm học 2004-2005 đạt 24 giải (3 Nhì, 8 Ba, 13 Khuyến khích), năm học 2009-2010 đạt 54 giải (2 Nhất, 12 Nhì, 22 Ba, 20 Khuyến khích), tăng 30 giải. Em Đinh Anh Minh, giải Nhất Vật lý quốc gia được tham gia đội tuyển thi Olympic Vật lý quốc tế năm 2010, em Nguyễn Thái Bảo, giải Nhì năm 2005, em Nguyễn Mạnh Tấn, giải Ba năm 2008, em Hồ Ngọc Hân, vô địch kỳ thi Đường lên đỉnh Olympia năm 2009...là những gương mặt tiêu biểu của phong trào học sinh giỏi.
* Tỷ lệ học sinh trúng tuyển đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Năm 2006 đạt: 16,50%; năm 2008 đạt 26,64%; năm 2009 đạt 28,13%.

e. Công tác phổ cập giáo dục tiếp tục được củng cố, duy trì và phát triển. Năm 2004, Tỉnh được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS. Đến năm 2009, Tỉnh vẫn được tiếp tục được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS với kết quả ngày càng vững chắc hơn. 

g. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được bổ sung, bồi dưỡng, tập huấn thường xuyên nên trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng lên. Trên  99% giáo viên ở các cấp đạt chuẩn và 50% trên chuẩn. Trong các phong trào thi đua yêu nước của Ngành đã có nhiều tấm gương tập thể, cá nhân điển hình, tiên tiến tiêu biểu trong việc tu dưỡng đạo đức, phẩm chất và nâng cao năng lực giảng dạy. Ngành đã xuất bản 2 tập sách "Gương mặt Nhà giáo Thừa Thiên Huế" để kịp thời nhân rộng gương người tốt, việc tốt ra toàn Ngành.

i. Phương pháp dạy học được đổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh và ứng dụng công nghệ thông tin. Việc biên soạn và khai thác các công cụ trình chiếu, soạn và trình bày bài giảng điện tử E-Learning là một hoạt động được tiến hành liên tục từ nhiều năm qua: Từ năm 2004 đến nay, Sở liên tục tổ chức Hội thi tuyển chọn giáo án điện tử, bình quân mỗi năm có hơn một ngàn giáo án điện tử dự thi. Nhiều phần mềm trong giảng dạy các bộ môn văn hóa, trong công tác quản lý đã được liên tục tổ chức bồi dưỡng cho CBQL, GV. Đến nay trong toàn tỉnh đã có 10.323 bộ máy vi tính phục vụ cho giảng dạy và Website của Ngành đã có hơn 2,5 triệu lượt truy cập. Sau 5 năm số trường đã được kết nối Internet như sau: Mầm non đạt 40%, Tiểu học đạt 60%, THCS đạt 80% và THPT đạt 100%.

k. Hoạt động xã hội hóa giáo dục ngày càng được đẩy mạnh. Năm 2006, Hội Cựu giáo chức đã được thành lập và đã đi vào hoạt động có hiệu quả. Hội Khuyến học tỉnh, từ năm 2007 đến nay đã huy động trên 2.000 tỷ đồng để xây dựng quỹ Khuyến học. Các ban ngành đã phối hợp có hiệu quả với ngành giáo dục để cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ liên quan. Trong Lễ Tuyên dương các doanh nghiệp, nhà hảo tâm có nhiều đóng góp cho sự nghiệp giáo dục lần thứ 2, năm 2009 tại Hà Nội; tỉnh Thừa Thiên Huế đã có 19 tập thể và cá nhân được nhận Kỷ niệm chương, Bằng khen của Bộ GD&ĐT là một ghi nhận của Nhà nước đối với hoạt động xã hội hóa giáo dục tại tỉnh nhà.

l. Các tổ chức chính trị, đoàn thể, xã hội trong nhà trường ngày càng vững mạnh:

* Các Chi, Đảng bộ đã lãnh đạo các đơn vị ngày càng hiệu quả, công tác phát triển Đảng được coi trọng. Tổng số đảng viên trong ngành là 4433 đồng chí, tỷ lệ  24,6%, tăng 5,5% so với năm 2005. Các đảng viên là những hạt nhân của các phong trào thi đua ở đơn vị. Trên 90% chi bộ được công nhận "Chi bộ trong sạch vững mạnh".

* Công đoàn Ngành giáo dục đã thường xuyên phối hợp với chính quyền phát động và động viên các đoàn viên tích cực tham gia các phong trào thi đua tham gia quản lý nhà trường; nâng cao phẩm chất, năng lực, tay nghề giáo viên; tích cực chăm lo đời sống vật chất, tinh thần CBGV và là trung tâm xây dựng khối đoàn kết thống nhất của đơn vị. Trong 5 năm qua các tập thể và đoàn viên Công đoàn Ngành đã nhận được khen thưởng 11 Cờ Thi đua, 927 Bằng khen của TLĐLĐVN, LĐLĐ tỉnh, CĐGDVN.

Có thể nói, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW của Bộ Chính trị, Luật Thi đua Khen thưởng... phong trào thi đua sâu rộng đã được CBGV của ngành tích cực hưởng ứng, các chỉ tiêu phát triển giáo dục giai đoạn 2005-2010 đã được hoàn thành, sự nghiệp giáo dục của tỉnh tiếp tục phát triển bền vững cả về số lượng và chất lượng. Mạng lưới trường lớp được quy hoạch, quy mô học sinh ngày càng phát triển; tỷ lệ huy động học sinh trong độ tuổi ra lớp tăng qua từng năm; chất lượng đại trà và học sinh giỏi có nhiều chuyển biến tốt; đội ngũ thầy cô giáo cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được tăng cường theo hướng hiện đại hóa, kiên cố hóa; công tác quản lý ngày càng có hiệu quả, khoa học; công tác xã hội hóa đã được đẩy mạnh, góp phần tăng thêm nguồn lực cho ngành.

Với những thành tích to lớn đó, toàn Ngành đã được Nhà nước ghi nhận công lao với 730 lượt đơn vị được công nhận Tập thể lao động xuất sắc, 1221 lượt CBGV được công nhận là Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và 317 lượt tập thể, cá nhân được tặng Cờ thi đua, Bằng khen, Huân chương Lao động các cấp. Đặc biệt, năm 2009, Sở Giáo dục và Đào tạo được đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất và Cờ Thi đua của Chính phủ.

Bước sang giai đoạn 2010-2015; giai đoạn triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng, Nghị quyết Tỉnh Đảng bộ lần thứ XIII, Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và đô thị Huế đến năm 2020. Thông qua các phong trào thi đua thường xuyên, liên tục, toàn thể CBCNVC của ngành giáo dục sẽ nêu cao tinh thần trách nhiệm, tiếp tục phát huy nội lực, vượt qua khó khăn, thách thức; tích cực đổi mới công tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục; làm tốt công tác tham mưu cho tỉnh và tích cực liên kết, phối hợp có hiệu quả với các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội... để thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, góp phần tích cực xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục của cả nước. Trước mắt, Ngành sẽ phát động một phong trào thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng các ngày kỷ niệm, các ngày lễ lớn năm 2010 phấn đấu hoàn thành vượt mức những mục tiêu của năm học 2009-2010.

N.T.T.H

Các tin khác