1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Rượu Bộ Lễ

RƯỢU BỘ LỄ
TRONG KÝ ỨC DÂN GIAN

NGUYỄN CẢNG

Rượu Bộ Lễ là thứ rượu do Bộ Lễ triều Nguyễn sản xuất nhằm phục vụ việc cúng tế, đãi đằng trong cung đình. Đại Nam nhất thống chí viết đại ý như sau: Ty (cơ quan) Lý Thiện trực thuộc vào Tự (cơ quan) Thái Thường. Đến năm Tự Đức thứ 6 Ty Lý Thiện lại trực thuộc vào Bộ Lễ và đổi tên là Quang Lộc, đặt lò nấu rượu ở đây để cung cấp rượu cho việc tế tự.

Ngày nay di tích Bộ Lễ nằm ở đường Nguyễn Chí Diễu, Thành Nội Huế. Thời Minh Mạng có 6 bộ (Lục bộ): là Bộ Lại, Bộ Lễ, Bộ Binh, Bộ Hình, Bộ Công, Bộ Hộ trên đường Lục Bộ (nay là Nguyễn Chí Diễu)

Không biết rượu do Bộ Lễ sản xuất ngon như thế nào nhưng có rượu Bộ Lễ mà uống thì lấy làm hãnh diện lắm. Ở quê tôi kỳ họp Đình đầu Xuân các cụ thường nói là đi "nhóm Đình" cũng có uống rượu Bộ Lễ - đám con nít thường lên chơi Đình (gọi con, con lại mãi chơi Đình) tò mò nhìn các cụ uống rượu. Rượu do cụ Thượng được Bộ Lễ ban tặng... Thấy một hũ rượu, cái hũ nho nhỏ lớn hơn cái nậm, cái be, có thể đựng được một lít. Cụ tiên chỉ rót ra từng chén nhỏ, rót cẩn thận, chậm rãi không vương vãi một giọt và mời các cụ uống. Cung cách nâng chén rượu để uống nó trịnh trọng làm sao, uống ra chiều khoan khoái hãnh diện lắm.

Đi tìm hiểu có còn ai biết rượu Bộ Lễ, cách nấu ra sao, chỉ ít người biết sơ qua, mường tượng nhớ lại theo lối truyền khẩu, chưa thấy tài liệu nào mô tả một cách chính xác, rõ ràng... Cách nấu thì cũng chưng cất như dân dã nhưng lò bệ đun nấu "hoành tráng" hơn, công cụ cũng bề thế hơn: nồi đồng cỡ lớn (nồi mười), gạo lúa hạng nhất, nước đầu nguồn Sông Hương, củi loại cây "bai bai" cháy đều, đượm, ít khói, men chế biến từ vỏ cây "bời lời" có nồng độ cao hơn cây riềng mọc ở rừng. Coi sóc việc nấu rượu có viên quan trong Lục Bộ gọi là ấn quan kiêm nhiệm. Dân gian quen gọi là quan nấu rượu. Rượu chung cất chảy vào ống kim loại bằng bạc xuống một cái hũ gốm nhỏ. Rượu đầy hũ được nút kín bằng lá chuối sứ khô, niêm phong bằng giấy hồng điều. Vì rượu để cúng tế nên mọi việc đều phải tinh sạch từ nguyên liệu cho đến sản xuất. Rượu để triều đình dùng vào việc tế tự lễ hội, ban rượu cho tân khoa tiến sĩ, thưởng cho người, cho làng xã có công...

Vì thế, mỗi khi có một cụ làm quan to về hưu, Bộ Lễ ban tặng một hũ rượu, cụ mang về mời làng nước uống. Làng nước, cũng chỉ vài cụ chức sắc, cao tuổi, thầy giáo, học trò độ 5 - 10 cụ là cùng. Rượu quí hiếm chỉ có một hũ, có đâu mà "một trực" uống đại trà...

Ngày nay có nhiều ngành nghề truyền thống đã mai một, nhiều làng nghề đã đi vào quên lãng. Có làng chuyên nấu rượu ngon mà trong "Ô Châu cận lục" (Dương Văn An - 1553) đã ghi chép, nay chỉ giữ lại cái nồi đồng để làm kỷ niệm nhưng lại nổi lên những nhà nấu rượu mới, quy trình sản xuất lớn, không còn thấy cái cảnh ông quan áo mão câu đai đốc thúc binh lính ôm củi đút vào cái lò to đùng hoặc ngồi canh từng giọt rượu chảy vào cái hũ gốm.

Rượu trắng bây giờ so với rượu trước có khác, cứ nhìn xem, uống thử và nghe những vị bô lão kể lại thì biết.

Cảnh thầy trò và các cụ "nhóm Đình" uống rượu Bộ Lễ đã đi vào  nhạt nhòa sương khói của quá khứ. Có doanh nhân với ý tưởng phục hồi rượu Bộ Lễ xưa, đi tìm lại nồi đồng, củi cây bai bai, men từ vỏ cây bời lời... thư tịch cũ, tài liệu, văn bản các di chỉ ..v..v.. trong cái bao la, bát ngát của thời gian. Nấu rượu với khung cảnh nhà rường, vườn xưa lối cũ và cung cách sản xuất thủ công. Rượu nấu ra, ngồi trường kỷ, nhâm nhi ngay tại chỗ cũng có thể là địa chỉ độc đáo làm cho du khách tò mò hiếu kỳ đến, để thưởng thức mùi vị văn hóa ẩm thực đặc sản cung đình của Huế xưa.

N.C

Các tin khác