1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tản mạn về chuyện Hổ

NĂM DẦN
TẢN MẠN VỀ CHUYỆN HỔ

PHAN TẤN

Tiễn đưa năm cũ Kỉ Sửu, đón chào năm mới Canh Dần; năm Sửu cầm tinh con trâu, năm Dần cầm tinh con hổ. Hai con giáp này tập tính đối nghịch nhau, một bên thì hiền lành, gần gũi, một bên thì dữ tợn, phải xa lánh. Hiện nay, trâu là mặt hàng thực phẩm thông dụng, nhưng hổ là mặt hàng quí hiếm bị nghiêm cấm.

Qua khảo sát, theo giới chuyên môn, hiện nay ở châu Á còn chừng 5.000 con hổ sống trong môi trường hoang dã. Người ta thống kê được 9 giống hổ, trong đó, có 3 giống xem như đã tuyệt chủng là hổ Java, Bali và Caspien, hiện còn 6 giống:

- Hổ Bengal, sống ở Ấn Độ, Bangladesh, Bhutan, Nepal, Myanmar.
- Hổ Đông Dương, còn gọi là hổ Corbett, sống ở Campuchia, Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Trung Quốc.
- Hổ Malayan, chỉ có ở miền nam Malaysia.
- Hổ Sumatra, hầu như chỉ có ở đảo Sumatra, là loài hổ nhỏ nhất hiện nay.
- Hổ Siberia hay hổ Amur, hổ bắc Trung Hoa, hổ Mãn Châu hay hổ Hàn Quốc là giống hổ lớn nhất.
- Hổ nam Trung Hoa, còn gọi là hổ Xiamen, hay hổ Amoy.

Hổ là biểu tượng của sự oai hùng, dũng mãnh. Một con hổ cái trưởng thành, dài khoảng 2,3 -2,75m, nặng từ 120-180kg, con đực dài khoảng 2,6-3,3m, nặng từ 180-320kg. Hổ có mánh khóe rình mồi. Trên bộ, nó là tay thiện chiến săn mồi, có thể lao lên cành cây cao 5m, phóng xa đến 10m; dưới nước, nó có thể bổ nhào xuống tấn công cá sấu, vừa ngoạm vừa vác con mồi nặng 40, 50kg nhảy qua cả vật cản cao 2m.
Da hổ có vằn. Điều thú vị là trong truyện cổ tích "Trí khôn ta đây" của Việt Nam đã tìm cách giải thích lí do tại sao da hổ lại có vằn. Về mặt khoa học, một con hổ trưởng thành, trên bộ da có hơn 100 vằn, đặc biệt không con nào có vằn giống con nào. Đây là dấu hiệu để các nhà nghiên cứu nhận dạng và kiểm kê số lượng hổ trong khu vực.

Trước đây, rừng chưa bị tàn phá, việc săn bắt còn thô sơ, nên hổ còn sinh sôi. Trong một hồi kí cho biết vào những năm 60, 70 (thế kỉ 20) có thung lũng cọp ở xã Cao Mại, huyện Tuyên Hóa, Quảng Bình, cọp khoan thai làm chúa tể nhiều loài thú. Cọp còn mò về làng vồ người. Đó là nỗi ám ảnh của các bản làng quanh khu vực, nên có người gan dạ tìm cách đặt bẫy săn bắt. Đặc biệt ông Vượng, có nghề bắt cọp gia truyền, vào những năm 70 đã bắt được 12 con (Nguyễn Hoài Nhơn, KTNN, số 133). Bây giờ thì đã khác, hổ đã được bảo vệ. Trung Quốc, nơi rất thịnh hành về các sản phẩm từ hổ, từ 1993 đã ban hành lệnh cấm buôn bán hổ.

Trong y học cổ truyền, nhất là Trung y, hổ cốt (đại trùng cốt) được xem là vị thuốc được tín nhiệm trong nhân dân để chữa trị các chứng liên quan đến gân cốt. Hai phương thuốc vang bóng một thời là hổ cốt cao và hổ cốt tửu. Việc chế biến hổ cốt để nấu cao rất công phu.

Theo kinh nghiệm nhà nghề, trước hết phải biết chọn xương. Phải tìm được một bộ hổ cốt hoàn chỉnh, quí nhất là xương tay (gọi là hổ hình cốt), rồi đến xương chân, xương đầu, xương cột sống liền với xương đuôi. Không thể thiếu các loại đó khi nấu cao. Dân nhà nghề cho biết, nơi xương tay hổ hơi vặn ở khuỷu có một lỗ "thông thiên", đây là điểm để phân biệt xương hổ, xương beo với các loại xương khác. Còn răng hàm hổ có hình dáng "tam sơn". Nếu xương màu trắng ợt, các xương rời ra là hổ chết đã lâu. Hổ mới chết, thì xương có màu trắng ngà, các xương còn dính liền nhau.
Công đoạn thứ hai là làm sạch xương, tức là phải loại hết thịt, gân và tủy, nếu không, sau này cao  bị hỏng mà còn sinh độc, do đó không thể làm dối.

Muốn cao đảm bảo chất lượng thì việc sao tẩm phải đúng kĩ thuật. Trong dân gian, có nhiều cách chế biến. Theo sách "Phương pháp bào chế Đông dược" (Viện Đông y, Hà Nội, tái bản 1986) thì kĩ thuật sao tẩm được thống nhất giữa Viện Đông y và Xí nghiệp Dược 1 như sau: 1.Tẩm nước rau cải 24 giờ, rửa sạch, sấy khô; 2. Tẩm nước lá trầu không một đêm, rửa sạch, sấy khô; 3. Tẩm nước gừng một đêm, sáng sao khô, không cần rửa; 4.Tẩm rượu, để ráo, sao khô; 5.Sao với cát. Nếu nấu cao thì sao qua, nếu dùng làm thuốc thang, thuốc tán thì sao vàng.

Sau đó nấu và cô thành cao, 1kg hổ cốt nấu thành khoảng 250g cao. Vì hổ cốt hiếm, nên khi nấu cao người ta thường hay trộn lẫn với các xương khác. Trong sách thuốc, tốt nhất là nấu với xương loài sơn dương, theo tỉ lệ 1/5 (nhất hổ, ngũ dương), nhưng nếu được nhị hổ ngũ dương (tỉ lệ 2/5) thì hiệu quả hơn nhiều. Cao hổ cốt chủ trị phong thấp tê bại, làm mạnh gân cốt. Mỗi ngày 6-12g, cắt miếng nhỏ ngậm cho tan, trước khi đi ngủ, nhưng ngâm rượu uống (tỉ lệ 1/4) mới tốt.

Về cao hổ, người ta cũng thêu dệt nhiều chuyện li kì. Chỉ nấu cao ở ngoài rừng vì cho rằng đem hổ cốt về nấu trong nhà sẽ sinh ra điềm xui. Có người cho rằng, tủy hổ thối rất lâu, nếu làm không sạch, cao còn tủy, hai tuần sau sẽ sinh dòi. Có người lại nói, uống cao hổ khi còn trẻ tuổi, người sẽ nứt da…(?)

Về Hổ cốt tửu, theo sách "Dược tửu nghiệm phương tuyển", của Trung y, trong mục Bổ gân cốt, tráng dương, có nêu chừng 20 phương thuốc rượu có cao hổ cốt nổi tiếng như: Hổ cốt tửu (sách Phổ tế phương), trị thận hư, gân cốt yếu liệt, bụng dưới lạnh đau, lãnh cảm. Cách chế: 1 bộ xương hổ, cho vào 2,5kg gạo nếp và men vừa đủ để gây rượu. Sau 2 tháng, lọc bỏ bã, dùng rượu. Phương Hổ cốt- Đỗ trọng tửu (Thánh tế tổng lục), trị bán thân bất toại do tai biến mạch máu não, liệt tứ chi, gân mạch co rút, gồm Hổ cốt 30g, Thạch học 30g, Phòng phong 30g, Đương qui 30g, Đỗ trọng 30g, Ngưu tất 30g, Ba kích 30g. Tất cả giã vụn, bọc vào túi vải, ngâm 4 lít rượu, mười ngày sau dùng được; dùng hết ngâm tiếp lần hai. Và Hổ cố- Đương qui tửu (Thái bình thánh hiệu phương), Hổ cốt -Địa hoàng tửu (Thánh tế tổng lục)…cũng có công dụng tương tự. Phương Lục giao sinh ngũ tử, tương truyền của Minh Mạng cũng có vị cao hổ cốt này.

Vì tính hấp dẫn của hổ cốt mà gần đây một số nhà buôn ở Trung Quốc

đã ra sức vận động Bắc Kinh bỏ lệnh cấm buôn bán hổ ban hành năm 1993. Họ đề nghị cho phép kinh doanh trở lại các sản phẩm có xuất xứ từ hổ nuôi, vì theo họ, đó là những nguyên liệu hữu ích cho sức khỏe. Theo TRAFFIC (Tổ chức theo dõi việc mua bán các loài động vật hoang dã) thì hiện nay ở Trung Quốc có khoảng 4.000 con hổ đang được nuôi trong các trại hổ, đóng vai trò "thú hoang cần được tham quan" cho du khách.

Theo kết quả thăm dò, trong tổng số 633 cửa hàng Đông dược ở Trung Quốc thì có 3% cửa hàng nhận là có cao hổ cốt thật để bán.

Trên thực tế, phần lớn là cao hổ cốt giả. Việc phân biệt giả thật khó khăn, việc đánh giá tác dụng của cao hổ cốt cũng vậy, vì khi nấu cao người ta trộn lẫn nhiều loại xương, trong hổ cốt tửu, thang thuốc có nhiều vị, có thang đến 45 vị, lượng hổ cốt chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ.

Hiện nay, hổ là loại động vật hoang dã quí hiếm được bảo vệ nghiêm ngặt Việt Nam cũng đã có chủ trương, chính sách bảo tồn chủng loại này, phù hợp với luật quốc tế theo Công ước về việc buôn bán các loài thực vật và động vật có nguy cơ tuyệt chủng (CITES). Có nhiều tổ chức quốc tế, khu vực tham gia chương trình bảo tồn giống hổ. Hiệp hội bảo tồn sự sống hoang dã- WCS (Widliffe Conversation Society) với dự án Hổ sống mãi mãi (Tiger Forever) cho vùng Đông Nam Á, được chính thức triển khai đầu năm 2007, với kinh phí 10 triệu USD, cho mục tiêu là trong 10 năm sẽ tăng số lượng hổ lên 50% ở các nước Ấn Độ, Campuchia, Lào, Indonesia, Myanmar và Thái Lan.

Hổ ngày nay là loại mặt hàng không chỉ "quốc cấm" mà là "thế giới cấm". Kể chuyện hổ cốt cao, hổ cốt tửu chỉ là kể chuyện đời xưa, "ôn cố tri tân" mua vui trong ba ngày tết mà thôi.

P.T

Các tin khác