1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Thuật ngữ về Cọp

THUẬT NGỮ VỀ CỌP
QUA TỪ ĐIẾN DÂN GIAN

NGUYỄN VĂN THANH
(Quảng Trị)

- Hổ phụ sinh hổ tử: (Cha hổ sinh con hổ) tương đương với thành ngữ "Cha nào con nấy", "rau nào, sâu nấy" nhằm ám chỉ con có tài giống cha, giữ được truyền thống gia đình.

- Dưỡng hổ di họa: (nuôi cọp tác hại), nhằm ám chỉ việc nuôi cọp trong nhà, khi cọp lớn không đề phòng có thể gây hại đến cho mình.

- Mãnh hổ nan địch quần hổ: Mãnh hổ tuy sức mạnh vô song, nhưng không thắng nỗi bầy chồn đông. Nhằm ám chỉ sức mạnh của sự đoàn kết tất thắng kẻ đơn độc lẻ loi.

- Điệu hổ li sơn: (đem cọp tách ra khỏi núi) đem cọp cách ly khỏi núi rừng, dễ bị sa hầm xảy hang.

- Hổ đội lốt thầy tu: Nhằm ám chỉ kẻ thiếu chân thật khoác áo nhà tu làm điều bạo ngược, độc ác.

- Họa hổ, họa bì, nan họa cốt - tri nhân, tri diện, bất tri tâm: (Vẽ hổ, vẽ da, xương khó vẽ - Biết người, biết mặt, không biết lòng) nhằm ám chỉ cốt cách bề ngoài, khó biết được lòng dạ bên trong. Ý nói chớ coi trọng diện mạo bên ngoài, mà đánh giá sai lệch bên trong, dễ bị lầm lẫn.

- Cáo mượn oai hùm: Do truyện ngụ ngôn Hổ ly giả hổ uy. Hổ là chúa sơn lâm, đi đến đâu muôn thú đều khiếp oai, nhằm ám chỉ mượn oai kẻ khác để lên mặt, vênh váo, thực chất là sự rỗng tuếch.

- Hùm chết để da: Do câu "Hùm chết để da, người ta chết để tiếng", nhằm ám chỉ da cọp rất quý hiếm, dùng làm trang phục.

- Hổ phù: Phù hiệu làm bằng gỗ hoặc kim loại, chạm khắc hình cọp, do sự tích xưa kia khi tướng soái được tuyển cử ra trận, được vua ban cho phù hiệu để làm tin.

- Miệng hùm gan sứa: (nói bằng miệng huênh hoang, bên trong lại hèn nhát), tương đương câu: "Anh hùng gì, anh hùng rơm - Ta cho mớ lửa hết cơn anh hùng".

- Thả cọp về rừng: Biết được kẻ khác không gia giữ, để gây tác hại người khác.

- Vuốt râu hùm, xỉa răng cọp: Hành động ngu ngốc, liều mạng. Gặp cọp đã là nguy cơ mà còn vuốt râu, xỉa răng cọp không khác nào coi thường mạng sống.

- Râu hùm hàm én: Khi tả Từ Hải, Nguyễn Du đã hạ bút: "Râu hùm, hàm én, mày ngài" nhằm ám chỉ diện mạo bậc anh hùng.

N.V.T

Các tin khác