1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Thương lắm

THƯƠNG LẮM, CON NHÀ NGHÈO HỌC GIỎI

ĐAN DUY

(Báo Thừa Thiên Huế) Tôi có người bạn tên là Khôi, hiện là một nông dân nghèo đang sống ở thôn Chầm thuộc xã Hương Hồ (Hương Trà). Chuyện trò cùng tôi, Khôi cứ mong ước làm thế nào có sức khỏe tốt để nuôi con học hành đến nơi, đến chốn. Không phụ lòng thành của vợ chồng, các con đều chăm ngoan và học giỏi. Nhớ cách đây mấy tháng, vào đúng dịp thi vào đại học, Khôi bất ngờ gọi điện cho tôi, báo tin đang dẫn con trai đi thi đại học ở Huế. Buổi trưa, đúng hẹn bố con ghé nhà tôi ở lại. Tôi chú ý đứa trẻ, một cậu con trai mới lớn, có khuôn mặt linh lợi và thông minh. Khôi kể với tôi rằng, vì không có điều kiện học phổ thông nên anh cho cháu vào học ở một trường dạy nghề để vừa học vừa làm. Ngày hai buổi cháu đạp xe cả chục cây số về Huế học. Rồi tự ôn tập, rồi nộp đơn thi vào đại học. Cả nhà hy vọng vào cháu…Tôi nghe chuyện kể của Khôi về cậu con trai mà thương. Và, hình như, trời không nỡ phụ lòng thành của cha con cậu học trò nghèo, mới đây tôi nhận được tin vui, con trai của Khôi đã trúng tuyển vào một trường đại học ở Huế.

Lại một câu chuyện cảm động về một học trò nghèo hiếu học mà tôi được biết. Vợ chồng một người em vợ tôi đều làm việc công sở. Cách nay chừng 6 năm, sinh con đầu lòng, cô cậu lo lắng và thật may mắn kiếm được một cháu nhỏ tên Mai quê ở tận Quảng Bình giúp việc. Thương cháu chăm ngoan, chịu khó chịu thương, vợ chồng em tôi quyết định cho cháu theo học lớp bổ túc văn hóa vào ban đêm. Mấy năm vừa chăm giữ 2 em nhỏ, vừa chăm lo đèn sách, cuối cùng thì sự đầu tư và ước mơ của em cũng thành sự thật. Em đã trúng tuyển vào đại học trong kỳ thi vừa qua. Khỏi phải nói niềm vui của một cô bé ô- sin khi được tin mình trúng tuyển vào đại học.

Có lẽ cũng vì mình vốn là học trò nghèo nên cứ mỗi lần nhận được thông tin về những học trò nghèo hiếu học, biết vượt qua số phận để đỗ đạt thành tài, tôi thật sự cảm thấy xúc động mạnh. Có người đã nói rằng, "hiếu học" là một khái niệm có coi như làm thành một bộ phận, một chi tiết, một biểu hiện của sự khát khao tri thức rất tự nhiên của con người. Các động vật không có được sự khát khao ấy. Sự khát khao ấy càng mạnh mẽ và dữ dội hơn ở những con người có số phận nghiệt ngã, con cái những gia đình nghèo khó. Họ học như không còn một cách nào khác để thoát khỏi thân phận tủi nghèo. Nhớ có anh bạn nghèo cùng trang lứa với tôi, kỳ thi vào đại học anh vẽ một bức tranh về chiếc xích lô đặt ngay trước mặt mình. Cứ mỗi lần lơ đãng, mất tập trung là ngay lập tức nhìn vào bức ảnh và nói to lên: "Muốn làm bác sĩ hay đi đạp xích lô. Không muốn đạp xích lô thì lo mà học". Chuyện buồn cười, nghe đâu, bây giờ anh đã là một bác sĩ thành danh đang công tác tại Tp Hồ Chí Minh.

Kỳ thi vào đại học Huế năm nay, Thừa Thiên Huế vinh dự có Nguyễn Huy, học sinh Trường THPT Hai Bà Trưng đỗ thủ khoa Trường đại học Bách khoa Đà Nẵng và đạt 24 điểm kỳ thi vào Trường đại học Y Dược Huế là một học sinh nghèo hiếu học. Bố làm nghề đạp xích lô kiêm phụ hồ. Mẹ giúp việc nhà cho người ta để kiếm sống. Ba năm trước chị gái Huy là Nguyễn Thị Thanh Thủy thi đỗ cùng lúc 2 trường đại học là y khoa và sư phạm. Hoàn cảnh gia đình khó khăn, Thanh Thủy đã chọn nghề đi học làm cô giáo. Huy nay cũng chẳng khá hơn. Chọn trường học ở Đà Nẵng thì xa nhà, đi lại khó khăn. Học Y ở Huế thì thời gian quá lâu. Trước đây chị Thủy đậu đại học, ba mẹ phải vay vốn 20 triệu đồng của tổ chức Hội phụ nữ chưa trả lại được, nay đến lượt Huy "vừa mừng, lại vừa lo". Học trường nào bố mẹ cũng khổ cả, thư thả tính sau. Còn bây giờ, tranh thủ thời gian chờ nhập học, Huy cùng ba đi phụ hồ kiếm sống, kiếm tiền học phí. Chuyện học hành, Huy không giấu giếm. Suốt những năm học phổ thông, không có tiền mua sách mới, Huy phải mượn sách cũ, mua sách ở hàng đồng nát, hoặc mượn sách của thư viện về phôtô để học. Áo quần Huy mặc, kể cả những bộ đồng phục đến trường suốt những năm qua hầu hết cũng nhờ áo quần cũ của người anh con cậu nhượng lại. Huy quen rồi chuyện chịu khổ.

Một người đã thành đạt là chỗ quen biết với tôi bật mí về "bí quyết" học giỏi của học sinh con nhà nghèo. Theo anh, con nhà khá giả học thêm nhiều, hoặc có thể thuê cả gia sư nên thường phụ thuộc vào những kiến thức mà thầy cô cung cấp, thiếu quyết tâm trong việc tự xây dựng cho mình mục tiêu, kế hoạch học tập. Học sinh nghèo thì phải tự mà xoay xở lấy. Rõ ràng, so với những học sinh con nhà khá giả nhiều học sinh nghèo có sự quyết tâm học hành hơn. Động cơ học tập rất rõ ràng, học để thoát nghèo. Các em tự học và chủ động trong công việc học tập. Các em cũng học bằng niềm tin, bằng sự thi đua, và giúp đỡ lẫn nhau, đôi khi bằng lời thách đố nữa. Thì ra, trong cái khó lại ló cái khôn. Âu đó cũng là sự cứu cánh cho những học sinh con nhà nghèo, vốn thiệt thòi đủ điều.

Nhà giáo Lê Văn Tùng ở tận Đại học Đồng Tháp trong một bài viết bàn về tinh thần hiếu học như là một giá trị tiêu biểu của văn hóa Bắc Miền Trung đã nêu lên sự khắc nghiệt của điều kiện tự nhiên khiến cho con người ở đây ngay trong đời sống hàng ngày của mình đã phải đấu tranh gian khổ để sinh tồn, và chính điều này, tạo nên ở họ tính cách chịu đựng gian khổ, tiết kiệm, đặc biệt là ý thức vươn lên làm chủ số phận, ứng xử chủ động với thiên nhiên. Để "đổi đời", thoát khỏi cảnh cực nhọc của lẽ sinh tồn họ phải tự cải biến bản thân mình để thích nghi, phát triển. Đây là một trong những lý do khiến bao thế hệ học trò, sĩ tử Bắc Trung Bộ vượt lên mọi khó khăn gian khổ để tôi luyện cốt cách, trí tuệ, dùi mài kinh sử thăng tiến bằng con đường học vấn.

Một mùa tựu trường nữa đang về. Chuẩn bị cho hai con trẻ của mình bước vào năm học mới, tôi nhớ đến cậu con trai của anh Khôi, nhớ đến em Mai, em Huy, những học trò nghèo hiếu học đang bước vào năm học mới với niềm vui ngập tràn xen lẫn bao nỗi lo mới của những tân sinh viên. Lại nhớ đến bao học sinh nghèo khác đang chật vật khó khăn trong hành trình đến trường hôm nay. Vào đời qua giảng đường đại học vẫn là khung cửa hẹp, lại càng hẹp hơn với những học sinh nghèo. Vậy nên, thương lắm những học trò nghèo hiếu học, học giỏi.

Đ.D

Các tin khác