1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Tìm hiểu tấm gương đạo đức của Bác

TÌM HIỂU TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA BÁC
QUA VIỆC DẠY HỌC VĂN BẢN
“ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ”

HOÀNG HUY

1. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ đưa vào giảng dạy trong Sách giáo khoa (SGK) Ngữ Văn lớp 7, tập 2 vừa có ý nghĩa trong định hướng dạy học tích hợp, vừa có ý nghĩa nâng cao năng lực nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ cho học sinh, nhất là trong việc Tìm hiểu tấm gương đạo đức của Bác nhằm rèn luyện cho mỗi công dân Việt Nam có được đức tính giản dị trong cuộc sống và trong công việc.

2. Định hướng dạy học văn theo hướng tích hợp thể hiện ngay trong lần thay SGK, nên đưa văn bản theo thể nghị luận - chứng minh về đức tính giản dị của Bác vào dạy học Ngữ Văn vừa đạt độ chuẩn về kiến thức, vừa có giá trị về văn chương và vừa thể hiện rõ chức năng của văn học.
Văn bản theo thể nghị luận - chứng minh nên luận điểm nghị luận rõ ràng ngay từ tiêu đề: Đức tính giản dị của Bác Hồ. Luận cứ chứng minh thì xác thực, vì cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác là tấm gương sáng cho nhân dân và dân tộc ta.
Lí lẽ, lập luận thì khúc chiết, rõ ràng. Ở phần mở bài (Đoạn 1, đoạn 2): Giới thiệu sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng và cuộc sống giản dị của Bác Hồ, tác giả sử dụng những từ ngữ nói đến đức tính giản dị của Bác trong đời sống hàng ngày: Trong sáng, thanh bạch, giản dị; có sự nhất quán giữa đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống vô cùng giản dị và khiêm tốn. Ngôn ngữ của tác giả trân trọng, cảm phục… và cách giới thiệu vấn đề của tác giả trực tiếp, gọn rõ, nêu được tình cảm của người viết. Lối viết này là những mẫu mực tốt cho học sinh khi tiến hành làm văn về thể loại nghị luận, chứng minh.

Luận cứ ở phần thân bài (Đoạn 3, đoạn 4, đoạn 5): Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, trong lời nói và bài viết xác thực, phong phú và sinh động.

Chứng minh cho đức tính giản dị của Bác trong cuộc sống tác giả lấy dẫn chứng từ bữa ăn, nhà ở, việc làm. Bữa ăn thì tiết kiệm, gọn gàng, sạch sẽ: Vài ba món đơn giản, không để rơi vãi; Bát sạch, thức ăn còn lại được xếp tươm tất…. Nhà ở thì đơn giản, thoáng mát và tao nhã.: Nhà sàn, có vài ba phòng; lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Công việc thì chu toàn, thể hiện trách nhiệm của lãnh tụ: Việc cứu nước, cứu dân; nói chuyện, đi thăm hỏi đồng bào; trồng cây, viết thư…Trong quan hệ với mọi người thì quan tâm, ân cần, yêu thương: Đặt tên cho các đồng chí rất ý nghĩa: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi.

Chứng minh cho đức tính giản dị của Bác qua lời nói và bài viết tác giả chọn những câu nói nổi tiếng, mang tầm chân lý: Không có gì quý hơn độc lập tự do; Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi. Phát biểu về những chân lý lớn của thời đại giản dị, dễ hiểu, sâu sắc. Sự giản dị của Bác phù hợp với đời sống tâm hồn phong phú, với những tư tưởng, tình cảm, những giá trị cao đẹp nhất của Người.
Cảm thụ toàn bộ văn bản, học sinh sẽ cảm nhận được giá trị nghệ thuật của văn bản: luận điểm rõ ràng; dẫn chứng cụ thể, phong phú, xác thực; uyển chuyển kết hợp giữa chứng minh, giải thích, bình luận và biểu cảm. Đặc biệt là lập luận rất chặt chẽ.

3. Từ cách cảm thụ một văn bản nghị luận chứng minh qua luận điểm, luận cứ, lí lẽ, lập luận, nghệ thuật viết văn nghị luận như trên, chúng ta định hướng giáo dục cho học sinh về Tấm gương đạo đức của Bác thông qua phần bài tập cá nhân và nhóm. Câu hỏi định hướng triển khai trên hai vấn đề: Tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ văn của Bác và một số dẫn chứng viết về cuộc sống giản dị của Bác.
Phần việc này được thể hiện qua công việc sưu tầm, thu thập tài liệu, sắp xếp tài liệu, nhận xét từ những tài liệu sưu tầm được.

Dẫn chứng về sự giản dị trong thơ văn của Bác có thể là từ thơ, văn, từ những lời kêu gọi, tuyên truyền. Ví dụ, lời kêu gọi của Bác với thanh niên: Không có việc gì khó / Chỉ sợ lòng không bền / Đào núi và lấp biển / Quyết chí ắt làm nên. Hoặc là thơ tặng cho thiếu nhi: Trung thu trăng sáng như gương / Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng…Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến giản dị, dễ hiểu:… Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm…
Với phần dẫn chứng này người thầy nên định hướng cho học sinh cảm nhận được sự giản dị trong ngôn ngữ, hình ảnh và cấu tứ.
Những dẫn chứng viết về cuộc sống giản dị của Bác phong phú hơn, từ thơ văn cho đến những câu chuyện về cuộc đời của Bác. Ví dụ, trong thơ Tố Hữu: Bác Hồ đó chiếc áo nâu giản dị / Màu quê hương bền bỉ đậm đà?... Nơi Bác ở: sàn mây vách gió / Sáng nghe chim rừng hót sau nhà?... Còn đôi dép cũ mòn quai gót / Bác vẫn thường đi giữa thế gian?.... Nhà gác đơn sơ một góc vườn/Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn / Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối / Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.

- Những câu chuyện kể trong ăn mặc, sinh hoạt thường ngày: Ăn thì vẫn cà pháo, tép đồng kho, rau muống luộc; hạt cơm vô ý rơi vãi thì nhặt bỏ vào mâm... Mặc thì, đại lễ có bộ ka-ki, ngày thường bộ bà ba mầu nâu lụa Hà Đông, đi guốc gỗ hay dép cao-su. Tiện nghi thì rất ít, đơn sơ: giường gỗ, màn cá nhân, chiếc quạt nan, ở trong ngôi nhà gỗ cất khiêm nhường tại một góc vườn. Trên bàn làm việc, Bác không bày biện nhiều đồ, chỉ là tiện nghi tối thiểu để đọc, viết. Nghệ sĩ Ưu tú Kim Liên, người vinh dự được nhiều lần gặp Bác, kể lại trong bữa cơm Bác mời ngày 17-7-1969, thấy Bác ăn ít quá, chị cố nài, Bác nói: "Khi Bác ăn được thì không có cái để mà ăn. Khi có cái ăn thì ăn không được". Có lẽ không cần nói gì thêm về sự trung thực, giản dị của ý nghĩ, lời nói của Bác. Một đoạn khác, khi theo Bác lên nhà sàn - chị kể:

"Tôi không ngờ Bác Hồ, vị Chủ tịch nước kính yêu và vĩ đại của dân tộc, lại ở trong một gian phòng nhỏ, tiện nghi quá giản đơn, của cải chẳng có gì! Như hiểu được ý nghĩ của tôi, Bác nói giọng trầm buồn: Bác chẳng có gì cho cháu cả! Bác chỉ có cái thước mà lúc còn trẻ bôn ba qua các nước, Bác có nhặt được mảnh gỗ, tự tay đẽo thành một cái thước kẻ để dùng, nay Bác cho cháu để làm kỷ niệm".            

4. Từ dạy học văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ, chúng ta nhớ đến lời của Khổng Tử "Bất phẫn bất khải; bất phỉ bất phát. Cử nhất ngưng, bất dĩ tâm ngưng phản, tắc bất phục dã" (Luận ngữ, "Thuật nhi" - kẻ nào không bực tức vì không hiểu được, thì ta không chỉ bảo cho mà viết được. Kẻ nào chẳng hậm hực mà không tỏ ý kiến của mình, thì ta chẳng khai phát cho mà nói ra được... Phương pháp gợi mở, đối thoại giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học nhằm phát huy tính năng động chủ quan và sự độc lập suy nghĩ, sáng tạo của người học là cách tiến hành dạy học Ngữ Văn có hiệu quả.

"Tiên hành kỳ ngôn, nhi hậu tòng chi (Luận ngữ, Thuật nhi), làm trước nói, rồi sau đó cứ theo đó mà dạy, học. "Học nhi bất tư, tắc võng; tư nhi bất học, tắc đãi" (Luận ngữ, Vi chính, - học mà chẳng chịu suy nghĩ thì chẳng được thông minh; suy nghĩ mà chẳng chịu học lòng dạ chẳng yên. Đây cũng là định hướng trong phương pháp gắn học với hành, lời nói kết hợp với việc làm.

Giáo dục cho học sinh tấm gương đạo đức của Bác qua việc dạy học văn bản nghị luận chứng minh, vừa rèn luyện khả năng cảm thụ thể loại văn học, vừa rèn luyện khả năng tìm hiểu những luận cứ chứng minh cho một tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách và phẩm chất.

H.T.T.T

Các tin khác