1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Trí thức

BÁC HỒ VỚI TRÍ THỨC,
TRÍ THỨC VỚI BÁC HỒ

NGUYỄN XUYẾN

Với con mắt một trí thức lớn của thời đại, Bác Hồ luôn đặt niềm tin vào trí thức và nhân tài.

Đầu năm 1930, khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, trong Sách lược vắn tắt của Đảng, Bác Hồ đã nhấn mạnh nhiệm vụ của Đảng là "phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức...để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp; trong Chương trình tóm tắt của Đảng, Bác khẳng định: "Đảng lôi kéo tiểu tư sản, trí thức...về phía giai cấp vô sản". (1)

Trong "Mười chính sách của Việt Minh", và đặc biệt trong "Kính cáo đồng bào", Bác đã đưa các "hiền nhân, chí sĩ" lên hàng đầu.

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, Người nói: "Nước nhà cần phải kiến thiết. Kiến thiết thì phải có nhân tài.

Chính sách của Chính phủ trước sau vẫn là đại đoàn kết. Đối với các vị quan lại cũ, cũng như đối với tất cả các giới đồng bào, những người có tài có đức thì Chính phủ đều hoan nghênh ra gánh vác việc nước". (2)

Bác Hồ chủ trương lấy "Công nông làm gốc của cách mạng", xây dựng lực lượng cộng sản hạt nhân gồm những trí thức giác ngộ cách mạng, trong đó có Trần Phú, Lê Hồng Phong...Thời kỳ Mặt trận Dân chủ Đông Dương, Trường Chinh, Trần Huy Liệu, Nguyễn Văn Cừ là những trí thức cách mạng đi đầu trên mặt trận văn hóa, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối, chính sách của Đảng. Những tên tuổi như Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Đặng Thai Mai, Hải Triều... là những trí thức cách mạng gắn liền với công việc đào tạo của Bác Hồ.

Trong thời kỳ Mặt trận Việt Minh, Bác Hồ đã thu hút được rất nhiều trí thức, bổ sung những thành viên mới cho Mặt trận, tăng cường sức mạnh đoàn kết dân tộc, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa năm 1945. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thắng lợi dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, trong đó có sự đóng góp xứng đáng của giới trí thức.

Bác Hồ không hề có định kiến với trí thức, kể cả trí thức đã phục vụ trong bộ máy của thực dân Pháp. Điều này thấy rất rõ ở thành phần nội các Chính phủ lâm thời năm 1945. Trong 14 vị tham gia Chính phủ lúc đó, phần lớn là nhân sĩ, trí thức: Huỳnh Thúc Kháng, Phan Kế Toại, Phan Anh...là những vị được Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn tin cậy. (3)

Bác Hồ luôn coi đội ngũ trí thức là động lực thúc đẩy sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Chỉ trong vòng một năm sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Người đã hai lần viết bài đăng báo tìm nhân tài cho sự nghiệp phục hưng dân tộc. Có thể xem bài "Tìm người tài đức" của Bác, ngày 20-11-1946 là Chiếu cầu hiền của cách mạng, với những lời lẽ chân thành, lay động con tim của những người trí thức.

Cụ Huỳnh Thúc Kháng, một trí thức yêu nước có uy tín lớn trước Cách mạng tháng Tám 1945 đã được Bác Hồ cho người đem thư mời ra Hà Nội tham gia việc nước. Cụ quyết không nhận một chức vụ gì, thế mà gặp Bác Hồ, cụ Huỳnh đã nhận làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Cụ Huỳnh tâm sự: "Chí thành, năng động, tấm lòng thành của Cụ Hồ làm đá cũng phải chuyển, huống là tôi" (4).    

Năm 1946, sang thăm Pháp, Bác Hồ trao Quyền Chủ tịch nước cho cụ Huỳnh. Đó là niềm tin lớn lao của Bác vào một trí thức ngoài Đảng, nhưng có lòng yêu nước. Còn phải kể đến đông đảo trí thức tiêu biểu như: Nguyễn Văn Tố, GS Nguyễn Văn Huyên, GS Tạ Quang Bửu, GS Hồ Đắc Di, GS Tôn Thất Tùng, GS Hoàng Minh Giám, GS Trần Đại Nghĩa, TS Lương Định Của, GS.VS Nguyễn Khánh Toàn, GS Đặng Văn Ngữ, GS Nguyễn Xiển, GS Hoàng Xuân Hãn, nhà thơ Cù Huy Cận, KTS Huỳnh Tấn Phát, BS Phạm Ngọc Thạch, GS Đặng Thai Mai, Luật sư Phan Anh, v.v...mỗi người mỗi hoàn cảnh, nhưng tất cả đều tin phục Chủ tịch Hồ Chí Minh để rồi một lòng đi theo cách mạng và đã đóng góp phần tích cực nhất của đời mình cho đất nước.

Một sự kiện có ý nghĩa rất lớn khẳng định sự quan tâm chí tình của Bác Hồ đối với tầng lớp trí thức, đó là việc sáng lập Đảng Xã hội Việt Nam(22-7-1946) để họ có một tổ chức thích hợp cho việc đoàn kết, cống hiến cho sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc.

Có nhiều câu chuyện cảm động có thể minh họa cho sức cảm hóa của Chủ tịch Hồ Chí Minh với trí thức. Luật sư Phan Anh thì "rất xúc động và cảm kích trước tấm lòng nhân hậu và bao dung của Bác. Vì thấy Bác không lấy việc tôi đã tham gia chính phủ Trần Trọng Kim thân Nhật làm điều, mà vẫn cho tôi là một trí thức yêu nước và trọng dụng" (5) Giáo sư Hồ Đắc Di bị lọt vào vòng vây của giặc Pháp khi chúng đánh lên Việt Bắc tháng 10-1947, đã có thái độ dứt khoát: "Không, tôi không thể nào phụ lòng Hồ Chủ tịch...Cuộc sống ở vùng căn cứ kháng chiến lắm gian nan, nhưng ở đây tôi tìm thấy sự thanh thản trong lương tâm người trí thức" (6).Giáo sư Tôn Thất Tùng kể, sau một lần thăm bệnh Bác Hồ: "Từ cuộc gặp gỡ đầu tiên đó, tâm hồn tôi đã chuyển biến theo cách mạng Việt Nam dưới ánh sáng của đôi mắt Bác Hồ" (7).

Ngày 25-1-1948, cụ Ưng Úy, nguyên Thượng thư triều đình Huế, từ vùng tạm chiếm lên chiến khu, Bác Hồ đã gửi thư ân cần thăm hỏi và tỏ lòng mời cùng "tham gia kháng chiến để chúng ta tiếp tục sự nghiệp bỏ dở của các vị tiền bối Hàm Nghi, Thành Thái, Duy Tân là đánh đuổi thực dân Pháp để giành độc lập cho dân tộc, cho Tổ quốc". Sau đó, cụ Ưng Úy ra tuyên bố: "Tôi vốn là cựu quan chức Nam triều và là người Hoàng gia. Nay thực dân Pháp thực hiện mưu đồ lấy người Việt trị người Việt, tôi phẫn uất quá nên tôi phải lìa nhà lên chiến khu, nguyện theo Chính phủ để giúp một đôi phần hiểu biết vào công cuộc kháng chiến..."(8)

Có lần, Bác Hồ chọn kỹ sư Đặng Phúc Thông làm Bộ trưởng Giao thông-Công chính, nhưng ông Đặng Phúc Thông xin làm Thứ trưởng để được đi sâu vào chuyên môn. Bác nói: "Bắn không nên, phải đền đạn, chú phải đề cử một vị Bộ trưởng thay chú". Ông Đặng Phúc Thông đề cử kỹ sư Trần Đăng Khoa, và Bác Hồ đã chấp nhận ngay.

Khi ở Việt Bắc, ông Đặng Phúc Thông đau phổi, Bác gửi tặng một chiếc áo len cao cổ với một bài thơ xiết bao ân ái:

"Tết nhất năm nay hoãn thịt xôi
Tết sau thắng lợi sẽ đền bồi.
Áo bạn biếu tôi, tôi biếu chú.
Chú mang cho ấm cũng như tôi".(9)

Tấm lòng của Bác Hồ đối với trí thức là như thế. Các trí thức và nhân sĩ được Bác Hồ tin yêu trọng dụng đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc.

N.X

Các tin khác