1. Thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở tỉnh Thừa Thiên Huế, giai đoạn 1 (2022 - 2025)        2. Quy định mức thu giá dịch vụ phục vụ, hỗ trợ hoạt động giáo dục ngoài học phí đáp ứng nhu cầu người học của cơ cở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (Hoàn thành)        3. Phát triển giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 (Hoàn thành)        4. Đề án “Xây dựng trường trung học phổ thông chuyên Quốc học - Huế trở thành điểm sáng về chất lượng giáo dục trong sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục của cả nước” (Hoàn thành)        5. Quy định mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2023 – 2024 (Hoàn thành)        6. Quy định mức chi công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông; kỳ thi tuyển sinh đầu cấp phổ thông; thi học sinh giỏi các cấp các môn văn hoá; thi chọn học sinh cấp quốc gia và tập huấn học sinh giỏi để dự thi cấp quốc gia; các kỳ thi tập trung cấp tỉnh (Hoàn thành)        7. Đề án "Xây dựng Trường THCS Nguyễn Tri Phương trở thành trường trọng điểm, chất lượng cao        8. Quy định mức thu học phí của các cơ sở đào tạo trung cấp, cao đẳng công lập đối với chương trình đào tạo đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm học 2022-2023 trở đi        9. Xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2045        10. Phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế        11. Bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2020 – 2025        12. Đề án hỗ trợ phát triển Giáo dục người khuyết tật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, định hướng đến 2030        13. Nâng cao chế độ dinh dưỡng phát triển thể lực, tầm vóc trẻ em dành cho học sinh mầm non và tiểu học.       

Trò chơi dân gian

MỘT TRÒ CHƠI DÂN GIAN
CỦA CÁC EM HỌC SINH CA TU


LÊ VĂN HÒA
THPT Hương Lâm

Tôi dừng lại một ngôi trường tiểu học Hương Lâm huyện A Lưới để cùng hòa mình và chia sẻ niềm vui của con trẻ. Đó là một trò chơi có sức cuốn hút đối với các em. "Đi chợ-về chợ" mà tiếng Ca Tu gọi là "Vôih chợ- chồ chợ" một trò chơi dành cho trẻ em Ca Tu độ tuổi từ 7 đến 10 tuổi và được chia thành hai đội. Mỗi đội có 2 em và được tổ chức luân phiên để phân thắng thua khi trò chơi kết thúc.

Đội 1: Hai em ngồi đối diện, bắt chân chồng lên nhau pa- soc- duung (chồng chân) theo cách xen kẽ tạo thành tháp chân. Hai tay duỗi ra sau tạo thế vững chắc để hai chân chồng lên nhau giữ chân không bị ngã. Lần nhảy thứ nhất đơn giản vì chỉ có hai bàn chân nhỏ xíu chồng lên nhau. Và cứ như thế bốn chân… bốn chân thêm hai tay… rồi bốn tay… Mắt chú ý đối thủ khi nhảy, chân đối thủ có chạm vào tháp của mình hay không. Tiếng hô vang lên đồng thanh và nhịp nhàng Vôih chợ - chồ chợ, Vôih chợ - chồ chợ cứ mỗi lần lấy đà để bật cao nhảy sang bên kia làm sao đừng để chân chạm vào tháp chân.

Pa-tơi-duung, Pa-tơi-duung (bỏ chân ra, bỏ chân ra)… khiến cho mọi người chung quanh đứng xem như có sức hút về phía đội chơi. Do sự cổ vũ động viên của hàng rào khán giả chung quanh làm cho không khí trở nên vui hơn làm hăng hái thêm cho cả người chơi. Không khí thật sôi nổi.

Đội 2: Các em thay nhau để cố vượt qua tháp chân ngày càng cao hơn. Sức bật càng ngày càng cao thể hiện sự cố gắng và được động viên trong tràn vỗ tay giòn giã: Từ-phoo-tầy, từ-phoo-tầy, từ-phoo-tầy (cố lên, cố lên)…còn người trong cuộc chơi cứ đồng thanh Vôih chợ- chồ chợ cứ như thế, trò chơi kết thúc khi một trong hai đội phạm luật. Nếu thắng thì cả đội tung hô: cha-khẩy (thắng), còn đội pê-khẩy (thua) để cùng quyết tâm đánh ván khác. Dĩ nhiên trọng tài là những khán giả đang hò reo để cổ động. Trò chơi này đối với các em không bao giờ kết thúc nếu như ông mặt trời sau núi chưa đi ngủ và bữa cơm chiều chưa nghe ăm, y (bố, mẹ) gọi về.

Trò chơi này đã đi vào đời sống của trẻ con từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành gắn liền với nhiều kỉ niệm trong cuộc đời. Và một điều dễ hiểu là nó không thể không có mặt trong sân trường của các cấp học, từ những em bé lên 6,7 tuổi cho đến các cô cậu tuổi teen. Tất cả đều yêu thích trò chơi này trong sinh hoạt ngoài giờ để cho các em thỏa sức vui chơi xóa đi căng thẳng. Chính trò chơi này là sự thân thiện cần thiết góp phần thôi thúc các em đến trường.

Trò chơi dân gian của học sinh con em các dân tộc thiểu số nói chung cũng không nhiều: Đi cà kheo, nhảy bao bố, đá gà, bịt mắt bắt dê, chơi ù… nhưng hiện nay vẫn còn lưu giữ và phát triển khá mạnh ở cộng đồng các dân tộc huyện vùng cao A Lưới. Điểm đáng trân trọng là các em vẫn giữ cốt cách, đặc điểm và ý thức đoàn kết cộng đồng qua từng cuộc chơi. Trong ý thức của những tâm hồn trẻ thơ vẫn thể hiện khá rõ sức mạnh tập thể và năng khiếu của cá nhân.

Rất mong cảnh sân trường có thêm nhiều trò chơi dân gian bổ ích như thế để góp thêm tiếng cười vô tư, hồn nhiên làm xao động hàng cây. Và đặc biệt là góp tiếng cười trong những ngày hè bổ ích sắp tới.

L.V.H

Các tin khác